UI/UX là gì

Ngày đăng: 03/12/2020
Đối với lĩnh vực thiết kế, UI đóng vai trò là một công cụ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng. Nhà thiết kế có nhiệm vụ là xây dựng hình ảnh, bộ mặt của cửa hàng trực tuyến này để bất cứ người dùng nào cũng có thể hiểu và sử dụng sản phẩm.

Hiện nay, các công ty thiết kế website đang không ngừng gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách đưa ra thêm nhiều giá trị và tính năng trong việc thiết kế web như thiết kế chuẩn SEO, lên top Google, tối ưu tốc độ tải trang… Một trong những cụm từ bạn có thể bắt gặp rất nhiều lần khi tìm hiểu về lĩnh vực này là thiết kế website chuẩn UI/UX. Vậy liệu bạn có hiểu thuật ngữ UI là gì? Ux là gì? Giá trị nó đem lại ra sao? Hãy cùng Brandinfo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. UI/UX là gì?

UI được viết tắt bởi từ User Interface - Giao diện người dùng, được hiểu là những thứ được hiển thị để người dùng có thể nhìn thấy được như màu sắc, font chữ, bố cục được sắp xếp ra sao, hình ảnh mà web sử dụng như thế nào…

Đối với lĩnh vực thiết kế, UI đóng vai trò là một công cụ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng. Nhà thiết kế có nhiệm vụ là xây dựng hình ảnh, bộ mặt của cửa hàng trực tuyến này để bất cứ người dùng nào cũng có thể hiểu và sử dụng sản phẩm.

ui ux là gì

UX là viết tắt của User Experience - Trải nghiệm người dùng, là cách mà người dùng đánh giá sau quá trình sử dụng sản phẩm. Như bạn mua một món đồ nào đó, bạn cảm thấy như thế nào về sản phẩm: Có đúng như kỳ vọng của bạn hay không? Hay bạn cảm thấy thất vọng khi sử dụng chúng? Sản phẩm tốt nhưng vẫn còn… Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn UX này tích cực nhất có thể.

Nhà thiết kế web sẽ dùng UX nghiên cứu và đánh giá về thói quen và cách mà khách hàng sử dụng website. Từ đó nhận định những yếu tố nào có thể tăng trải nghiệm người dùng như tính tiện ích, tính dễ sử dụng, sự hiệu quả trong hệ thống hoạt động.

2. UI/UX design là gì?

UI/UX designer là những người chuyên thiết kế giao diện/ trải nghiệm người dùng cho các sản phẩm. Công việc của design UI/UX là đảm bảo sao cho khách hàng luôn hài lòng và thoải mái khi thao tác trên giao diện của website hay app trên di động. 

UI/UX design là gì

2.1. Công việc design UI

UI có liên quan trực tiếp đến sự tương tác giữa người dùng và website. Vậy nên, UI designer sẽ tập trung vào quá trình hiển thị sản phẩm để tối ưu hóa tỷ lệ tương tác. Cụ thể như nút like, share hay nằm dưới bài viết có thể bên trái hoặc phải, icon Call to Action trên trang Landing Page sẽ có màu sắc ra sao… Dù thiết kế ra sao thì cuối cùng website cần đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt về mặt hiển thị để tránh người dùng bị rối mắt, nhầm lẫn.

Công việc cụ thể của UI Designer:

  + Xem xét và cảm nhận

     ● Nghiên cứu khách hàng

     ● Phân tích thiết kế

     ● Tạo dựng thương hiệu và hình ảnh

     ● Tạo dựng thông điệp

  + Sự đáp ứng và tương tác

      ● Xây dựng sản phẩm mẫu

      ● Tạo sự tương tác

      ● Tính tương thích trên nhiều thiết bị

2.2. Công việc design UX

Thiết kế UX luôn phải theo dõi và đánh giá cảm nhận, thái độ của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ. Khi bạn bán sản phẩm là bột giặt của người tiêu dùng, bên cạnh tính năng chính là làm sạch vết bẩn, bạn sẽ tăng thêm giá trị cho sản phẩm bằng cách đưa thêm yếu tố mùi hương dễ chịu, thơm mát hay khử mùi mồ hôi… Trong việc thiết kế website cũng vậy, UX designer cũng đưa ra nhiều tính năng để tăng tính trải nghiệm cho người dùng như có thể sử dụng trên nhiều thiết bị, thao tác đơn giản, công cụ được hiển thị rõ ràng…

Thiết kế UX cần:

+ Chiến lược và nội dung

     ● Phân tích đối thủ cạnh tranh

     ● Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

     ● Chiến lược về sản phẩm

     ● Nội dung, thông điệp chiến lược

+ Xây dựng công cụ trực quan và sản phẩm mẫu

     ● Xây dựng công cụ trực quan và sản phẩm mẫu

     ● Kiểm tra/ Đánh giá

     ● Lên kế hoạch cụ thể

+ Thực hiện và đánh giá

     ● Phối hợp với UX Designer

     ● Làm việc với nhà phát triển

     ● Quan sát mục tiêu

     ● Kiểm tra/ Đánh giá

3. UI hay UX quan trọng hơn?

ui ũ cái nào quan trọng

Thực tế hai thuật ngữ UI và UX luôn đi liền, song hành với nhau, vậy nên có khá ít người đưa chúng lên bàn cân để so sánh về tính quan trọng của cả hai. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hai luồng ý kiến xem UI quan trọng hơn UX hay ngược lại?

Thông qua những nhận định rõ ràng về định nghĩa như đã nêu bên trên, ta có thể thấy rằng cả UI và UX đều có mục tiêu chung trong việc tạo sự thuận tiện cho người dùng và đều là yếu tố quan trọng cho thiết kế web. Sẽ thật vô lý và gây khó chịu khi một website được thiết kế bắt mắt, thu hút nhưng lại rất khó để sử dụng các tính năng trong đó. Hay người dùng sẽ thoát ra ngay khi nhìn thấy một website với giao diện sơ sài, kém khoa học mà không cần biết tính năng của nó ra sao…

4. Thiết kế website chuẩn UI/UX ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

4.1. UI/UX ảnh hưởng đến hành vi người dùng

Bên cạnh việc tác động đến trải nghiệm người dùng như chính bản chất của nó thì UI/UX còn tác động đến quyết định hành vi mua sản phẩm của khách hàng khi họ truy cập vào website. Những website được thiết kế chuẩn UI/UX luôn đem đến cảm giác thoải mái nhất cho người dùng trong quá trình trải nghiệm. Trong khi đó, yếu tố cảm xúc (Emotional Marketing) có tác động rất lớn đến khách hàng, thúc đẩy quá trình quyết định mua sản phẩm diễn ra nhanh hơn. Thêm vào đó mọi hoạt động bỏ sản phẩm vào giao hàng, thanh toán một cách nhanh chóng, tiện lợi lại tăng thêm sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Khi thiết kế website bán hàng, người dùng sẽ khó lòng từ chối mua sản phẩm cho một website với giao diện đẹp mắt, danh mục sản phẩm rõ ràng, hình ảnh sinh động, chân thực. Cách mà doanh nghiệp chăm sóc, quan tâm tới nhu cầu của khách hàng cũng lấy được cảm tình từ phía khách hàng.

4.2. UI/UX tác động đến cách tính thuật toán của Google

Tuy không thể đánh giá một cách chính xác về giao diện của website, nhưng Google có thể thu thập dữ liệu người dùng đề đánh giá xem liệu đây có phải là website tốt hay không? Nếu bạn nhận được sự công nhận của Google, điều đó đồng nghĩa với việc website của bạn có thể lên top tìm kiếm để nhiều người dùng có thể tìm kiếm hơn. Website với những trải nghiệm không tốt sẽ làm cho người dùng khi truy cập vào sẽ thường thoát ra ngay sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp khi Google đánh giá rằng website không đem lại lợi ích gì cho người dùng.

tac dong cua ui/ux

Một tính năng mà bạn cần đặc biệt quan tâm khi xây dựng website là Responsive - tương thích trên nhiều thiết bị di động khác nhau. Google hướng nhiều hơn đến đối tượng khách hàng là những người sử dụng điện thoại di động. Hầu hết các website sẽ được phát hiện và index (lập chỉ mục) nhờ các bot di động thay vì các bot desktop như trước nữa. Responsive là tính năng được Google tập trung nhiều, thậm chí còn là mục thông báo riêng trong các công cụ quản trị website Webmaster Tool của ông lớn này.

5. Những mẹo thiết kế giao diện web chuẩn UI/UX mà SEOer không thể bỏ qua

5.1. Sắp xếp lại sự bừa bộn trên giao diện website

meo ui ux

Để bắt quá trình thiết kế, designer thường list ra một danh sách những điều họ cần cho website và rồi họ đưa tất cả những thứ đó lên trang chủ. Vì họ cho rằng đây là những điều mà họ muốn người dùng nắm được khi truy cập vào website. Nhưng họ quên mất rằng, càng nhiều thành phần hiển thị trên trang chủ thì mức độ khái quát và nắm được thông tin của người dùng lại càng thấp. Vậy nên khi các thành tố được sắp xếp một cách hợp lý sẽ bổ trợ cho nhau, và tăng trải nghiệm người dùng, tỷ lệ chuyển đổi. Có rất nhiều cách để thiết kế một website nhưng điều bạn cần lưu ý là luôn làm nổi bật những thành tố quan trọng nhất và loại bỏ những thành tố kém cần thiết, hạn chế pull-out menu.

5.2. Để nhiều khoảng trống cho thiết kế

Negative space - Khoảng trắng là thuật ngữ để chỉ phần họa tiết, hoặc hình ảnh với mục đích thu hút sự chú ý của người dùng. Ở hầu hết các website, khoảng trắng sẽ không chứa thông tin mà là những hình ảnh như bầu trời không đám mây, hay bức tường không họa tiết. Mục đích cho hình ảnh “đơn điệu” này là hướng đến “nhân vật  trung tâm”, cải thiện trải nghiệm người dùng.

de nhieu khoang trong cho thiet ke

5.3. Chọn màu sắc cho giao diện

Mỗi màu sắc lại đem đến cảm nhận khác nhau cho người dùng. Nếu bạn muốn truyền tải năng lượng nhiệt huyết đến từ chính thương hiệu của mình, bạn nên sử dụng màu đỏ cho giao diện trang web, thay vì sử dụng màu xanh dương nền nã. Bên cạnh việc cân nhắc lựa chọn màu sắc, bạn cần phải nắm được cách những màu sắc tổng hòa lẫn nhau, và cách chúng kết hợp với những họa tiết xung quanh, nhằm làm nổi bật thành tố quan trọng nhất trong tổng thể cả trang Web. Bạn nên thiết lập “ thứ tự ưu tiên” cho các màu sắc từ các thành tố chính đến các thành tố bổ trợ và ở các thành tố luôn có sự nhất quán với nhau.

chon mau sac cho gia dien

5.4. Tập trung vào typography để nâng tầm thương hiệu

Nếu coi nội dung của trang Web là vẻ đẹp tâm hồn của một người con gái, typography chính là nét quyến rũ từ vẻ ngoài của cô ấy, Typography đã không còn là những font riêng lẻ, nó còn là kích cỡ, màu sắc, độ nghiêng, đậm và khoảng cách giữa các ký tự. Những điều tưởng chừng rất cơ bản lại tạo nên nét riêng cho thương hiệu của bạn.Giống như màu sắc và nhiếp ảnh, hãy lựa chọn trường phái typography phù hợp nhất với phong cách mà thương hiệu bạn đang theo đuổi.

typography để nâng tầm thương hiệu

5.5. Truyền tải đúng thông điệp của doanh nghiệp

Thiết kế website không chỉ bao gồm những khía cạnh về chuyên môn, đó còn là cách bạn giao tiếp và truyền tải thông điệp tới người đọc. Hãy truyền tải chính xác những gì bạn đang muốn hướng tới khách hàng, đó chính là điều hoàn thiện bản thiết kế Web của bạn.

Những nội dung thông điệp chung chung, mơ hồ sẽ khiến người dùng rối não sẽ chẳng thể đem lại bất kỳ lợi ích gì cho doanh nghiệp của bạn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin ở trên, Brandinfo đem đến cho bạn kiến thức tổng quan về UI/UX là gì? Cách ứng dụng UI/UX hiệu quả. Mong rằng bạn có thể ứng dụng nó vào việc phát triển website của doanh nghiệp mình.

Tìm hiểu thêm các bài viết về Website tại blog Brandinfo nhé!

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Website
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Thông tin Thương hiệu
Tại Hà Nội

69 B1, Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 08.3456.8179 
Email: contact@brandinfo.biz
Tại Hải Dương
121 Đặng Quốc Chinh - P. Lê Thanh Nghị - TP . Hải Dương.
Điện thoại 02203.862345 - Hotline : 09836.21121
Email: contact@brandinfo.biz