Trong bài viết này, Brandinfo sẽ cùng anh chị tìm hiểu các bước để thương hiệu của anh chị có thể khởi tạo và sở hữu những Landing Page chất lượng. Mang lại giá trị tỷ lệ chuyển đổi tốt. Nhằm phục vụ những mục tiêu tạo dựng kết nối với khách hàng tiềm năng, chất lượng.
1. Tại sao lại cần Landing Page bán hàng chuyên biệt?
Không giống như việc, bạn đăng tải một sản phẩm vào 1 danh sách dài các sản phẩm của thương hiệu mình các vào các sàn thương mại điện tử hay lên website. Landing Page là một trang được dùng để tạo chuyển đổi thành một khách hàng tiềm năng.
Thường được sử dụng để tạo chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Hay cao hơn là chuyển đổi thành khách mua hàng của một thương hiệu kinh doanh mặt hàng, dịch vụ nào đó. Có thể thấy, Landing Page đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch Marketing của các thương hiệu như thế nào.
Trong Landing Page, toàn bộ các nội dung sẽ tập trung vào giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó, hay triển khai các chương trình Marketing trên đó. Các nội dung này sẽ được truyền đạt tới khách hàng một cách tập trung. Không giống như website sẽ phân tán các nội dung khác.
Đó là nguyên nhân vì sao khả năng tạo ra chuyển đổi của website thấp hơn Landing Page và ngược lại.
Tính tập trung thông tin: sự khác biệt lớn nhất giữa Website so với Landing Page
Việc hướng khách hàng về Landing Page cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần tạo ra một hoặc những “chỉ dẫn” có tính hấp dẫn cho họ làm theo. Sao cho dẫn được khách hàng tới đúng với “nhu cầu” mà họ đang tìm kiếm.
Tuy nhiên, mọi thứ sẽ không suôn sẻ nếu trong quá trình khách hàng tiếp cận. Có quá nhiều thứ bạn mang tới cho họ, quá nhiều chỉ dẫn. Dẫn tới việc khách hàng bị lúng túng và không biết phải thực hiện như thế nào. Điều này vô tình khiến khách hàng thấy phiền phức. Và dĩ nhiên, họ sẽ tìm tới thương hiệu khác, dễ dàng đáp ứng nhu cầu của họ hơn.
Nhờ khả năng “tập hợp” những thông tin quan trọng về dịch vụ hay sản phẩm. Landing Page mang lại những hiệu quả ngoài mong đợi.
2. Hiểu rõ “mục tiêu“ của thương hiệu - Bước đầu tiên
Điều mà bạn cảm thấy rõ ràng nhất ở Landing Page chính là được xây dựng với format, định dạng. Kích thước, bố cục trình bày ra sai.
Để hiểu rõ, Laning Pintet được xây dựng nhắm mục tiêu tới ai, ở đâu? Và chuyển đổi này nhằm phục vụ mục đích nào. Đó là nền tảng để các chuyển đổi thành mục tiêu của thương hiệu trong các quảng cáo sau này.
Cần hiểu rõ, mục đích xây dựng Landing Page của thương hiệu mình để làm gì? Điều này là tiền đề để các “mục tiêu” chuyển đổi từ các phương thức quảng cáo về sau.
Ví dụ điển hình, nếu thương hiệu của bạn chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới. Bạn cần có thêm nhiều lượt truy cập và đăng ký nhận thông tin về sản phẩm để khách hàng có thể biết tới thương hiệu của bạn. Thông qua những lượt đăng ký nhận thông tin. Bạn sẽ có dữ liệu khổng lồ về các khách hàng tiềm năng, những người thực sự có hứng thú, có nhu cầu mua sản phẩm của công ty bạn.
Khi xác định được mục đích chuyển đổi mà mình mong muốn từ Landing Page rõ ràng. Khách hàng chỉ cần click vào link truy cập vào trang Landing page. Sau đó, để nhận những thông tin cập nhật chi tiết về sản phẩm. Trang đích sẽ hiển thị 1 popup form để người dùng có thể đăng ký nhận thông tin.
Sau khi điền đầy đủ thông tin và nhấp vào nút để hoàn tất điền form đăng ký. Khách hàng sẽ nhận được 1 email gửi thông tin về sản phẩm ngay lập tức. Từ đây, thương hiệu của bạn cũng đã có thêm cho mình một khách hàng tiềm năng trong danh sách hàng nghìn và nhiều hơn nữa khách hàng khác.
Ngoài ra, nếu sản phẩm của bạn có thể cho khách hàng “dùng thử”. Vậy hãy xem chuyển đổi về “đăng ký dùng thử” là mục tiêu quan trọng. Xác định xem liệu Landing Page của anh chị có đạt được yêu cầu hay không?
3. Xây dựng nội dung cho Landing Page “hoàn hảo” tạo tỉ lệ chuyển đổi tốt.
Sau khi xác định được “mục tiêu” cho Landing Page. Ta cần chuẩn bị nội dung “chất lượng”, có khả năng đem lại tỷ lệ chuyển đổi cho Landing Page có thể cao nhất.
Việc xây dựng nội dung cho trang đích, không hề đơn giản như chúng ta nghĩ.
Hiện nay, có nhiều công thức cho việc xây dựng nội dung: chẳng hạn như: SSS, AIDA, PAS,vv. Việc nội dung của bạn sử dụng công thức nào không phải là vấn đề. Miễn sao nội dung bạn xây dựng phải dựa trên bản thân khách hàng. Thấu hiểu được khách hàng muốn nhận lại được những giá trị gì từ sản phẩm, dịch vụ của mình. Và quan trọng hơn là động lực nào khiến họ mua hàng.
Landing Page có nội dung tốt, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
“Thấu hiểu khách hàng” cũng không phải là một vấn đề đơn giản. Nắm được những vấn đề khách hàng có thể gặp phải, hiểu được nhu cầu. Và từ đó, kích hoạt các cảm xúc, công cụ cần thiết để giúp giải quyết vấn đề của khách hàng.
Những dấu đầu dòng sau sẽ liệt kê về những động lực, cảm xúc và hành động của khách hàng, phần nào sẽ giúp ích cho anh chị trong quá trình nghiên cứu khách hàng của mình:
- Trở thành người chiếm ưu thế, người dẫn đầu. Có khách hàng muốn mình phải là người đầu tiên sở hữu với những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phẩm chất cao.
Một ví dụ thực tế, Apple là thương hiệu thành công trong việc kích thích cảm xúc của người tiêu dùng. Cụ thể, những khách hàng trung thành của Apple đã trở thành những “tín đồ” của Iphone hay những sản phẩm của Apple. Khiến họ cảm thấy “mong ngóng” mỗi khi Apple công bố những sản phẩm mới. Khiến họ cảm thấy may mắn khi trở thành số ít trong những “người đầu tiên sở hữu”.
- Những phiền toái, nỗi sợ trong cuộc sống mà khách hàng có thể gặp phải
Điều này được tận dụng triệt để trong những quảng cáo mà hàng ngày chúng ta bắt gặp trên các phương tiện truyền thông. Trong đa số các quảng cáo của các thương hiệu hiện nay. Họ cũng tận dụng các loại cảm xúc này để chinh phục khách hàng.
- Thể hiện sự chăm sóc, quan tâm đến những người thân xung quanh của họ
Với những thương hiệu kinh doanh sản phẩm đồ chơi cho trẻ em. Xây dựng nội dung khéo léo để thu hút sự chú ý của không chỉ con trẻ mà còn cả phụ huynh. Để phụ huynh cảm thấy rằng: “Đây thực sự là món đồ chơi mà mình cần dành tặng cho con”.
- Được công nhận địa vị xã hội
Có bao giờ anh chị quyết định mua một món hàng, chỉ vì đơn giản: “Quá nhiều người sở hữu nó. Và chính việc anh chị không có cho mình một sản phẩm tương tự sẽ khiến mình trở thành người “lạc lõng” so với mọi người.
Chình vì vậy, khi sở hữu 1 sản phẩm được mọi người xung quanh nồng nhiệt đón nhận. Đưa ra những lời khen “có cánh”. Nó có tác dụng như một “chất kích thích” cho tâm trí, cảm xúc con người một cách mãnh liệt.
Ngoài ra, còn rất nhiều những trạng thái cảm xúc khác mà anh chị có thể “khai thác” giúp chuyển đổi khách hàng của mình tốt hơn. Hãy cố gắng đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng. Từ đó, hiểu ra những cảm nhận của họ.
Sẽ có nhiều lý do khiến khách hàng sẽ lựa chọn hành động hoặc ngược lại. Chính vì vậy, đừng bỏ qua bất kỳ yếu tố nào có thể đưa vào Landing page. Điều này chỉ có lợi chứ không có hại nếu chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào.
4. Tiến hành xây dựng trang đích (Landing page), bắt đầu với tên miền.
Đây là bước bắt đầu sẽ có những khó khăn hơn. Khi ta không tìm thấy cho mình một tên miền”.com” có sẵn. Vì khả năng có nhiều người chung hoặc nghĩ ra ý tưởng trước bạn. Tuy nhiên:
Hiện tại có rất nhiều tùy chọn tên miền khác ngoài “.com” và chúng có hiệu quả tương tự nhau.
Công cụ thú vị trên mạng hiện nay, giúp ta chọn một tên miền tuyệt vời và giúp ta xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả.
Một trong những công cụ đó là Namify. Công cụ này cho phép ta tìm thấy một tên miền thương hiệu trong vài phút. So với các trình tạo tên miền khác. Namify tập trung vào các tên miền ngắn, có tính liên kết phù hợp và dễ nhớ. Chắc chắn sẽ giúp bạn tìm ra ý tưởng của mình.
Và tóm lại, Namify là một bộ xây dựng nhận diện thương hiệu một cách trực quan nhất (bao gồm logo và bảng màu) mà bạn sẽ cần sử dụng tức thì.
5. Thiết lập trang landing page cho thương hiệu
Trong quá trình xây dựng một trang Landing Page cho thương hiệu của mình. Anh chị hãy cố gắng để việc “xây dựng” trở nên dễ dàng tối đa. Vì trong quá trình sử dụng sẽ cần thay đổi nội dung nhiều lần để có được 1 trang đích tối ưu. Chính vì thế, sử dụng nền tảng thiết kế website Wordpress là điều giúp việc tạo trang đích dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết.
Sau đây, Brandinfo sẽ nêu những hướng dẫn để anh chị có thể bắt đầu khởi tạo trang web của mình thông qua nền tảng Wordpress một cách cơ bản nhất. Tất cả những gì chúng ta cần là làm theo chỉ dẫn từng bước.
Wordpress có một bộ sưu tập khổng lồ các chủ đề Wordpress sẽ có sẵn cho một trang web (cả miễn phí lẫn có trả phí). Giúp ta dễ dàng tiếp cận, tùy chỉnh sao cho phù hợp với tông màu, tính biểu trưng hay hình ảnh thương hiệu mà anh chị định hướng.
Có rất nhiều chủ đề WordPress một trang để bạn lựa chọn.
Sau quá trình thiết lập những bước cơ bản hoàn tất, đến lúc ta cần triển khai nội dung cho thương hiệu. Để có thể hình dung dễ dàng hơn, hãy chạy thử “Trình tối ưu hóa văn bản” cho các “truy vấn tìm kiếm cốt lõi” trong kế hoạch của thương hiệu anh chị quản lý. Cơ bản, nó sẽ hình thành lên ý tưởng, chi tiết hơn nội dung mà anh chị cần viết.
Sử dụng “trình tối ưu hóa văn bản’ giúp phác họa cấu trúc cốt lõi trang đích của thương hiệu một cách rõ nét: “tiêu đề, phần giới thiệu, các điểm nhấn chính cần được đề cập”. Sau cùng, ta triển khai viết nội dung dưới dạng văn bản. Đây chính là cách tăng “hiệu suất” viết lách mà chúng ta có thể thử.
Trang Landing page sẽ là nơi tập trung vào thu hút và thu thập dữ liệu từ khách hàng tiềm năng. Sử dụng “Trình tối ưu hóa văn bản” sẽ là một ý tưởng hoàn hảo. Giúp tối ưu hóa ý định tìm kiếm của khách hàng. Đảm bảo bản sao của bạn đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng khi truy cập trang web của bạn. Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
6. Thiết lập các kênh tạo khách hàng tiềm năng khác
Cách công cụ tạo khách hàng tiềm năng chắc chắn sẽ là điều không thể thiếu. Ta cần tập trung vào việc thử nghiệm các “cụm từ”, “từ ngữ” và vị trí CTA của trang đích mà mình cần thiết lập. Sau đây sẽ là một vài ý tưởng mà bạn có thể “tham khảo” trước khi bắt đầu.
6.1. Các biểu mẫu cần thiết lập để thu hút khách hàng tiềm năng.
Việc thiết lập nhiều biểu mẫu để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng ngày nay không yêu cầu quá nhiều về kỹ thuật.
Hình ảnh minh họa dưới đây là của một công cụ tạo biểu mẫu trực tuyến đơn giản mà ai cũng có thể sử dụng để tạo biểu mẫu giúp khách hàng truy cập trang web có thể điền thông tin vào.
Ví dụ về biểu mẫu được đánh dấu bạc - một cách đơn giản và hiệu quả để gia tăng chuyển đổi
Chúng ta nên không ngừng sáng tạo các biểu mẫu khách hàng tiềm năng khiến chúng thu hút khách hàng hơn.
6.2. Các trình kích hoạt tương tác khác cần được triển khai
Các biểu mẫu trên trang web của bạn cho dù có thú vị. Tuy nhiên, phần lớn khách truy cập website có thể cảm thấy “bất an” khi cung cấp những thông tin cá nhân của họ như: Tên, tuổi, email, số điện thoại. Một số người có thể sẵn sàng cung cấp, một số khác có thể không.
Những người sẵn sàng chuyển đổi một chút. Việc tạo ra các trình kích hoạt hỗ trợ bổ sung tương tác sẽ rất có ích.
Facebook pixel và Facebook API có thể tiếp hỗ trợ việc tiếp cận khách truy cập từ quảng cáo Facebook
Sử dụng các tiện ích phản hồi hay chat bot thông minh sẽ giúp những cuộc trò chuyện với khách hàng mà không cần thiết phải biết quá nhiều “thông tin cá nhân” của khách hàng. Điều này sẽ giúp họ sẵn sàng chia sẻ thông tin một cách tự nhiên. Đồng thời, thúc đẩy sự tò mò của khách hàng với thương hiệu của bạn. Từ đó, gia tăng khả năng chuyển đổi của bạn sau này.
Để thúc đẩy lượng truy cập trang web, có nhiều chiến thuật giúp tối ưu việc chuyển đổi.Một số chiến thuật chuyển đổi nhất định, giúp cải thiện thứ hạng nhờ tối ưu hóa chuyển đổi. Rất đáng để thử nghiệm.
6.3 Yếu tố A/B cần được thường xuyên kiểm tra
Khi nói tới việc tạo ra khách hàng tiềm năng, việc này cần một quá trình liên tục. Đặc biệt cần phải kiểm chứng liệu nội dung trên trang của bạn có “đủ tốt”. Chính vì vậy, thử nghiệm các biểu mẫu và trình kích hoạt tương tác mới.
Để xác định chiến thuật của bạn có hiệu quả, thử nghiệm A/B là một ý tưởng tuyệt với. Nhiều nhà quảng cáo, tiếp thị nội dung sản phẩm, dịch vụ né tránh thử nghiệm A/B vì nó quá kỹ thuật. Tuy nhiên, Finteza - một cung cụ giúp phân tích trang web hỗ trợ quá trình thử nghiệm A/B trở nên dễ dàng hơn. Cách sử dụng thử nghiệm A/B trên Finteza
KẾT LUẬN
Xây dựng Landing Page là một công việc cần đầu tư thời gian và kiến thức về nhiều khía cạnh của khách hàng và Marketing. Để thu lại những “trái ngọt” từ lượt chuyển đổi tốt nhất. Phục vụ cho việc kinh doanh của thương hiệu.