Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế website chuyên nghiệp?

Ngày đăng: 06/07/2021
SEO là công cụ thu hút sự tìm kiếm cũng như truy cập của người dùng tới trang web nên một website chuẩn SEO sẽ vô cùng có ích khi thiết kế web. Bên cạnh đó việc sử dụng các mạng xã hội đóng vai trò khuếch đại điều này và giúp website có nhiều lượng truy cập hơn

Công việc thiết kế website ngày càng trở nên phổ biến với sự phát triển của công nghệ. Nhiều người trẻ có mong muốn trở thành một nhà thiết kế website chuyên nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên không ít người tự hỏi để trở thành một nhà thiết kế web thì cần những gì và bắt đầu từ đâu. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ là kim chỉ nam hữu dụng cho những người mới bắt đầu.

1. Kiến thức cơ bản để trở thành nhà thiết kế website 

1.1. Thiết kế trang web và phát triển website là gì?

Thiết kế web hay thiết kế website là việc tạo một trang web dành cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Có 2 phương thức chính nhằm thiết kế Web đó là: thiết kế Web tĩnh và thiết kế Web động.

Thiết kế Web tĩnh là sử dụng các đoạn mã HTML (HTML5), hình ảnh, Video, Audio, Flash, Javascript (jQuery) và CSS nhằm mục đích tạo một giao diện cho trang web và tập tin được lưu với phần mở rộng là: .html hoặc .htm. Trong thiết kế web tĩnh không có hệ cơ sở dữ liệu như là MySQL hay MSSQL.

Thiết kế Web động là web có hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp thông tin cho website. Điểm mạnh của web động so với web tĩnh là khả năng quản lý dữ liệu web tốt hơn, khả năng tương tác trên hệ thống web, dễ dàng cập nhật nội dung và thêm các tính năng tiện ích quản lý cho doanh nghiệp và thân thiện với người dùng.

1.2. Phân biệt Front-end và Back-end

Front-end là giao diện của một website, phần mà người dùng tương tác trực tiếp trên website; bao gồm tất cả những thứ có thể trải nghiệm được trên một ứng dụng, website như: màu sắc, hình ảnh, đồ thị và bảng, menu điều hướng…

Back-end của một trang web bao gồm: Máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Để kết nối các phần này với nhau, các nhà thiết kế website sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình như Ruby, Python, PHP, Java và công cụ như Oracle, SQL Server, MySQL…

Đơn giản hóa thì Back-end của một trang web là những phần người dùng không nhìn thấy được nhưng luôn chạy nhằm cung cấp chức năng và trải nghiệm đến tất cả người dùng.

Back-end và Front-end hoạt động song song cùng với nhau để đảm bảo một ứng dụng hoặc website hoạt động bình thường. Sự khác biệt giữa Front-end và Back-end liên quan đến người dùng. Trong khi Front-end là những gì người dùng nhìn thấy được, Back-end là thứ giúp Front-end trở nên khả thi.

1.3. Các nền tảng thiết kế website

1.3.1. HTML – HyperText Markup Language: Công cụ thêm nội dung cho website

Nguồn tài nguyên HTML bắt đầu bao gồm những khái niệm cơ bản về HTML và thiết kế được một website. HTML có các loại tệp chính được chạy trong trình duyệt của khi xem một trang web. Tệp HTML chứa tất cả nội dung trên trang và sử dụng các thẻ để biểu thị các loại nội dung khác nhau.

HTML – HyperText Markup Language

1.3.2. CSS - Cascading Style Sheets: Định dạng và bố cục khi thiết kế website

CSS một ngôn ngữ được sử dụng trong việc thiết kế website để tìm cũng như định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ đánh dấu (HTML). Nói ngắn gọn hơn là ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web. Nắm vững những điều cơ bản sau đó có thể chuyển sang các bài học và kỹ năng thiết kế web và HTML nâng cao hơn.

1.3.3. HTML nâng cao

HTML nâng cao bao gồm các bố cục trang phức tạp hơn với CSS, bao gồm thiết kế đáp ứng cho hỗ trợ đa thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, v.v.). Có thể bắt đầu làm việc với Javascript nhằm có thêm nhiều chức năng và tương tác hơn vào các trang web của bạn.

1.3.4. JavaScript: Cải thiện hoạt động của trang web 

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình website bên cạnh đó còn được tích hợp và nhúng trong HTML giúp website trở nên sống động hơn. JavaScript cho phép người dùng kiểm soát được các hành vi của website tốt hơn so với khi chỉ sử dụng mỗi HTML.

JavaScript: Cải thiện hoạt động của trang web

2. Kỹ năng cần có để thành nhà thiết kế website chuyên nghiệp

2.1. Visual design - Thẩm mỹ của thiết kế website

Visual design (thiết kế trực quan) là loại hình thiết kế mà tập trung vào trải nghiệm của người dùng và khả năng tương tác của sản phẩm đối với người xem. 

Thiết kế trực quan ít được nhắc đến trong cuộc sống hàng ngày nên có thể lạ với một số người nhưng đây là thuật ngữ đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới thiết kế, được sử dụng trong thiết kế website-ứng dụng, giao diện,.. sao cho bề ngoài bắt mắt và hấp dẫn thu hút người truy cập.

2.2. UX - User experience

Trải nghiệm người dùng là quá trình mà giúp tạo ra sản phẩm cung cấp trải nghiệm có ý nghĩa liên quan tới người dùng (hay khách hàng), bao gồm toàn bộ quá trình ứng dụng cũng như tích hợp sản phẩm kết hợp nhiều khía cạnh khác nhau như: branding (thương hiệu), design (thiết kế), usability (khả năng sử dụng) và function (chức năng).

UX - User Experience

2.3. Thành thạo các công cụ thiết kế website

Việc thông thạo các công cụ như Adobe Photoshop, Illustrator và Sketch - những công cụ mà hầu hết tất cả các nhà thiết kế sử dụng cho các phần quan trọng của công việc như tạo mockup, thiết kế (logo và hình ảnh) và tất nhiên sửa đổi và nâng cao hình ảnh - là vô cùng quan trọng trong con đường trở thành một nhà thiết kế website chuyên nghiệp

2.4. SEO/ Digital Marketing/ Social Media

Bộ kỹ năng SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), digital marketing và phương tiện truyền thông xã hội có vẻ có ý nghĩa đối với nhân viên bán hàng hơn là một nhà thiết kế web. Tuy nhiên SEO là công cụ thu hút sự tìm kiếm cũng như truy cập của người dùng tới trang web nên một website chuẩn SEO sẽ vô cùng có ích khi thiết kế web. Bên cạnh đó việc sử dụng các mạng xã hội đóng vai trò khuếch đại điều này và giúp website có nhiều lượng truy cập hơn 

>> Xem thêm: Checklist kế hoạch SEO từ A đến Z dành cho Newbie

2.5. Hình thành mối quan hệ tốt với khách hàng

Dù là một nhân viên hoặc là một người làm việc tự do, hiểu được điểm mấu chốt sẽ giúp đảm bảo có lợi nhuận và bền vững. Việc thiết kế website và làm việc với khách hàng cần phải có thái độ chuyên nghiệp, bên cạnh việc đúng yêu cầu còn phải đạt hiệu quả mà khách hàng mong đợi. 

3. Học thiết kế website ở đâu?

3.1. Học từ các khóa học thiết kế web online

Internet là nguồn tài nguyên có đầy đủ thông tin chi tiết về thiết kế web và rất nhiều thông tin có sẵn miễn phí. Có thể bắt đầu bằng cách tham gia một số khóa học trực tuyến miễn phí để làm quen và thực hành dần với những kiến thức cơ bản

>> Xem thêm: Kiến thức về website

3.2. Khóa học thiết kế website trên Google

Nếu mới bắt đầu chưa có kinh nghiệm thiết kế web, hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu về những điều cơ bản của mã hóa trong HTML và CSS.

3.3. Học từ các khóa học tại một trường Cao đẳng hay Đại học 

Hãy kiểm tra các khóa học thiết kế của trường học hoặc tham khảo danh mục khóa học tại một số trường đào tạo khác với khóa học thiết kế web nào phù hợp 

3.4. Học từ các sách hướng dẫn thiết kế website

Tìm đọc và học hỏi cách thiết kế web qua các sách hướng dẫn học thiết kế. Có rất nhiều quyển sách hay và chi tiết về thiết kế website qua thư viện hay một nhà sách. 

Ngoài ra, các nguồn hướng dẫn thiết kế theo xu hướng có thể tìm hiểu qua các tạp chí, bài viết trên blog về thiết kế web với những kiến thức mới cũng như lấy cảm hứng thiết kế 

3.5. Công cụ hỗ trợ tự học thiết kế website

Ngoài những công cụ như HTML, CSS hay Java thì còn nhiều công cụ hữu ích khác trong quá trình tự học thiết kế website

3.5.1. Package Managers – Bộ công cụ quản lý, tự động hoá website

 Package Managers – Bộ công cụ quản lý, tự động hoá website

Package Manager (PM) là một tập hợp những công cụ, phần mềm trực tuyến. Nhóm công cụ này được dùng để quản lý cũng như tự động hóa quá trình cài đặt, nâng cấp, cấu hình và gỡ bỏ các phần mềm/thư viện (package).

Các Package Manager phần lớn là những phần mềm mã nguồn mở. Mỗi phần mềm, được gọi là một gói (package). Chúng được viết sẵn để cài đặt và sử dụng trong các dự án.

Package Manager phổ biến và hay dùng nhất là npm (Node Package Manager). Nhưng cũng có thể sử dụng một trình quản lý khác có tên là Yarn. Cả hai đều là những lựa chọn tốt, tuy nhiên khi mới bắt đầu với thì nên bắt đầu với npm.

Khi sử dụng Package Manager, thường sẽ có 3 thành phần chính để giúp khắc phục vấn đề trên, bao gồm: 

  • Package Manager: Cài đặt trên máy nhà thiết kế, quản lý việc cài đặt các package

  • Repository: Nơi chứa các package (trên mạng). Khi cần một package nào đó, PM sẽ tải package từ repository về

  • Local Package Database: Mỗi dự án sẽ có một local package database riêng, chứa thông tin (metadata, bao gồm tên package, phiên bản, dependency) của các package trong dự án đó.

3.5.2. Build Tools – Bộ công cụ xây dựng

Gulp vs Webpack

Các gói mô-đun và các công cụ xây dựng như Webpack, Gulp hoặc Parcel, là một phần thiết yếu khác trong quy trình làm việc Front-end.

Về cơ bản, các công cụ này giúp chạy các tác vụ và xử lý tệp. Có thể sử dụng chúng để biên dịch các tệp Sass thành CSS, dịch mã các tệp JavaScript ES6 xuống ES5 để hỗ trợ trình duyệt tốt hơn, chạy máy chủ web cục bộ cùng với nhiều tác vụ hữu ích khác.

Gulp là một trình chạy tác vụ, có một bộ các gói npm có thể sử dụng để biên dịch và xử lý các tệp. Gulp có thể giúp biên dịch các tệp Sass và JavaScript nhanh chóng mà không cần phải làm quá nhiều thứ rối rắm khác.

Webpack là một gói siêu mạnh có thể làm mọi thứ. Webpack được sử dụng rất nhiều trong môi trường JavaScript, đặc biệt là với các framework JavaScript. Tuy nhiên Webpack yêu cầu máy của phải có cấu hình đủ mạnh. Điều này có thể gây khó chịu cho người mới bắt đầu.

Parcel là một gói mới hơn so với Webpack, nhưng nó được cấu hình sẵn, do đó có thể khiến nó hoạt động chỉ trong vài phút và không cần lo lắng nhiều về việc phải tự cấu hình mọi thứ

3.6. Học thông qua các công ty thiết kế Website

Hiện tại có rất nhiều công ty thiết kế website có nguồn tài liệu mở cung cấp thông tin cho mọi người về không chỉ thiết kế website mà còn cung cấp kiến thức về marketing nói chung. Trong đó, BrandInfo là một website về thiết kế website rất bổ ích dành cho mọi người đặc biệt đối với những người có mong muốn tìm hiểu về marketing, content marketing, bài viết chuẩn SEO và đặc biệt là thiết kế website chuyên nghiệp. Ngoài ra BrandInfo còn cung cấp các dịch vụ về thiết kế website, Google Ads, Facebook Ads và thiết kế logo, thương hiệu

Lời kết

Hy vọng Brandinfo đã giúp bạn có được những thông tin cơ bản cũng như những kiến thức cần thiết để bạn có thể tự tin bắt đầu học về thiết kế website và là định hướng để bạn có thể bắt đầu một cách dễ dàng hơn.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Website
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Thông tin Thương hiệu
Tại Hà Nội

69 B1, Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 08.3456.8179 
Email: contact@brandinfo.biz
Tại Hải Dương
121 Đặng Quốc Chinh - P. Lê Thanh Nghị - TP . Hải Dương.
Điện thoại 02203.862345 - Hotline : 09836.21121
Email: contact@brandinfo.biz