API là gì

Ngày đăng: 19/12/2020
Hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cụm từ API là một thuật ngữ không còn quá xa lạ, bởi tính ứng dụng thực tế rất cao trong quá trình thiết kế web và những phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động. Sư phân tán về kiến trúc ứng dụng hiện đại đã thúc đẩy API được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên đối với một số người thì những kiến thức này còn tương đối mơ hồ. Hãy cùng Brandinfo tìm hiểu về API thông qua bài viết dưới đây.

Hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cụm từ API là một thuật ngữ không còn quá xa lạ, bởi tính ứng dụng thực tế rất cao trong quá trình thiết kế web và những phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động. Sự phân tán về kiến trúc ứng dụng hiện đại đã thúc đẩy API được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên đối với một số người thì những kiến thức này còn tương đối mơ hồ. Hãy cùng Brandinfo tìm hiểu về API thông qua bài viết dưới đây.

1. API là gì?

API là viết tắt của cụm từ Application Programming Interface - giao diện lập trình ứng dụng, là các giao thức kết nối các thư viện và ứng dụng khác. Với khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng, API có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.

Thực tế API không phải ngôn ngữ lập trình, API chỉ là các hàm thủ tục thông thường. Các hàm này sẽ được viết nhiều dạng ngôn ngữ lập trình khác nhau.

API có thể sử dụng cho web-based-system, operating system, database system, computer hardware hoặc software library. Các doanh nghiệp lớn hầu như đều sử dụng API cho khách hàng hay hệ thống dữ liệu nội bộ

Để hiểu được bản chất của API, bạn hãy tưởng tượng mình đang ngồi trong một nhà hàng và trước mặt bạn là menu. Nhà bếp là một phần của “hệ thống” nơi mà sẽ chuẩn bị thức ăn để phục vụ bạn. Nhưng để biết những món ăn mà bạn order thì nhà bếp cần người phục vụ - người truyền thông tin giữa bạn và nhà bếp. Trong trường hợp này, người phục vụ chính là API là cầu nối giúp bạn truyền thông tin và phản hồi ngược lại cho bạn khi món ăn sẵn sàng.

2. Ví dụ thực tế về API

Khi muốn đi du lịch, bạn thường sẽ lên trang web của các khách sạn hay homestay để xem xét giá cả, chất lượng, dịch vụ… để đặt phòng.

Tuy vậy, bạn vẫn có thể lựa chọn ứng dụng chuyên về lĩnh vực đặt phòng trực tuyến như Traveloka hay Airbnb. Tại đây, ứng dụng trực tuyến sẽ tương tác với API của các khách sạn, homestay để tổng hợp các dữ liệu liên quan như loại phòng, giá cả, các dịch vụ đi kèm… để cập nhật và hiển thị với khách hàng.

3. API hoạt động trên thực tế như thế nào?

  • Web API

Là hệ thống API được sử dụng trong các hệ thống website. Các Web API được ứng dụng trên hầu hết các website giúp bạn kết nối, lấy và cập nhật cơ sở dữ liệu như Google, Facebook, Twitter… Hầu hết các website sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn RESTful.

  • API trên hệ điều hành

Cả hệ điều hành Windows hay Linux đều có rất nhiều API, nó được cung cấp là đặc tả các hàm, phương thức cũng như giao thức kết nối. Điều này sẽ giúp các lập trình viên tạo ra các phần mềm ứng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành.

  • API của thư viện phần mềm (framework)

API mô tả các quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp. Với nhiều cách triển khai khác nhau, API có thể giúp một chương trình viết có thể sử dụng thư viện được viết bởi ngôn ngữ khác.

4. Web API là gì?

Web API là phương thức cho phép ứng dụng khác nhau có thể giao tiếp, trao đổi dữ liệu qua lại. Dữ liệu qua Web API sẽ hiển thị dưới dạng JSON hoặc XML bằng giao thức HTTP hoặc HTTPS.

5. Web API có ưu và nhược điểm gì?

5.1. Ưu điểm

  • Sử dụng trên hầu hết các ứng dụng desktop, ứng dụng mobile và ứng dụng website

  • Linh hoạt các định dạng dữ liệu khi trả về client: JSON, XML hoặc các định dạng khác

  • Xây dựng HTTPS service nhanh chóng: URI, request/response headers, catching, versioning, content formats và có thể host trong ứng dụng hoặc trên IIS

  • Mã nguồn mở, hỗ trợ đầy đủ chức năng RESTful service, sử dụng bởi bất kỳ client

  • Hỗ trợ các thành phần MVC như routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container…

  • Trong các giao dịch được xác nhận từ hai chiều, đảm bảo độ tin cậy cao

5.2. Nhược điểm

  • Web API chưa hoàn toàn là RESTful service, mới chỉ hỗ trợ mặc định GET, POST

  • Đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm backend tốt.

  • Tốn thời gian và chi phí cho việc nâng cấp và vận hành

  • Tính bảo mật không cao nếu không giới hạn điều kiện kỹ.

6.  Điểm nổi bật của API

  • Tự động hóa sản phẩm

Với việc sử dụng Web API, quá trình quản lý công việc sẽ diễn ra một cách tự động hóa, cập nhật luồng công việc, giúp tăng năng suất và tạo hiệu quả cao hơn

  • Khả năng tích hợp linh hoạt

Qua API, bạn có thể lấy nội dung từ bất kỳ website hoặc ứng dụng nào đó một cách dễ dàng khi được cho phép để tăng trải nghiệm người dùng. Các công ty tự chọn những thông tin chia sẻ để tránh những yêu cầu không mong muốn.

  • Cập nhật thông tin thời gian thực

API có khả năng thay đổi và cập nhật thay đổi theo thời gian thực. Công nghệ được ứng dụng để truyền dữ liệu tốt hơn, chính xác hơn và cung cấp dịch vụ linh hoạt hơn.

  • Có tiêu chuẩn chung dễ sử dụng

Bất cứ doanh nghiệp nào sử dụng API đều có thể điều chỉnh nội dung và dịch vụ mà họ sử dụng. Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test.

7. Ứng dụng của Web API trong thiết kế website

  • Khả năng tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm (Search engine - SE) là nhân tố cơ bản của website. Nếu bạn chỉ sử dụng chức năng tìm kiếm thông thường, người dùng rất khó có thể tìm được thông tin mong muốn trong khi số lượng thông tin quá khổng lồ và phức tạp hay tìm các nội dung đặc thù.

Trang web cần một API sử dụng mạnh mẽ, phổ biến giúp người dùng tìm kiếm thông tin chính xác nhất. Điều này khi chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.

  • Chức năng tích hợp các trang mạng xã hội

Các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… đang ngày càng trở thành thị trường sôi động và có khả năng thu hút lượng lớn người dùng trên thế giới. Ngày nay, hầu hết các website đều tích hợp với các mạng xã hội này.

Ở cuối mỗi bài viết hay bên sườn giao diện, ta có thể dễ dàng bắt gặp khung bình luận , nút like, theo dõi hay share Fanpage. Người dùng có thể sử dụng chính những trang mạng xã hội của mình để đăng nhập và tương tác một cách tiện lợi và dễ dàng.

Để thực hiện được điều này đòi hỏi các lập trình và thiết kế web sử dụng API tích hợp nền tảng mạng xã hội để nhúng chức năng này vào trang web của mình. Với API, mọi dữ liệu trong website có thể tương tác dễ dàng hơn với các trang mạng xã hội và ngược lại. Người dùng có thể hoàn toàn tương tác với ứng dụng mạng xã hội mà không cần thoát khỏi website.

  • Tạo dựng website bán hàng trực tuyến

API là công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ lập trình viên và tăng trải nghiệm người dùng. Đặc biệt là việc xây dựng hệ thống hạ tầng website, thiết kế web bán hàng trên nền tảng shopify.

Chỉ cần sử dụng API của Shopify, gắn vào các nút, thành phần website, trang web của bạn sẽ có những chức năng điển hình mà một web thương mại điện tử cần có. Điều này rút ngắn được quá trình xây dựng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết cho một website bán hàng online.

Lời kết

Hy vọng với đầy đủ thông tin ở trên, Brandinfo cung cấp đến bạn đọc về API là gì? Ứng dụng của web API trong thiết kế web như thế nào? Sẽ giúp bạn có thể phát triển tốt hơn website cho doanh nghiệp mình.. 

Tìm hiểu thêm các bài viết về Website tại blog Brandinfo nhé

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Website
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Thông tin Thương hiệu
Tại Hà Nội

69 B1, Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 08.3456.8179 
Email: contact@brandinfo.biz
Tại Hải Dương
121 Đặng Quốc Chinh - P. Lê Thanh Nghị - TP . Hải Dương.
Điện thoại 02203.862345 - Hotline : 09836.21121
Email: contact@brandinfo.biz