Logo là một yếu tố nhận diện thương hiệu hàng đầu của mỗi nhãn hàng hay công ty. Cùng tìm hiểu về các kiểu thiết kế logo được sử dụng phổ biến. Các chủ doanh nghiệp hay người làm sáng tạo sẽ có cái nhìn cơ bản và tổng quan nhất. Từ đó hình thành nên ý tưởng mới cho bộ nhận diện thương hiệu của mình.
Trong bài viết dưới đây, Brandinfo sẽ giới thiệu cho người đọc 7 kiểu thiết kế logo phổ biến. Và cách để ứng dụng chúng vào trong doanh nghiệp. Trong đó, có quy tắc nền tảng về thiết kế. Nếu bạn đang ấp ủ cho mình một dự định xây dựng website, tạo bộ nhận diện chuyên nghiệp. Đây sẽ là một nguồn kiến thức hữu ích, xác thực bạn không thể nào bỏ qua đó!
Định nghĩa Logo
Trước hết, hãy hiểu đúng và đủ Logo là gì? Logo là biểu tượng dạng ảnh hay chữ (có thể kết hợp cả hai) nhằm đại diện cho một doanh nghiệp, một nhãn hàng hay thương hiệu. Đó có thể là phần tử đồ họa, ký hiệu hay icon. Mỗi yếu tố đều có ý nghĩa riêng, được xếp đặt cùng nhau thành một tổng thể thống nhất.
Bên cạnh mục đích thu hút khách hàng, gia tăng độ nhận diện, một logo đẹp khiến khách hàng ghi nhớ lâu và rõ nét hơn, dễ dàng tìm thấy khi có nhu cầu. Nói đơn giản lại, logo chính là một sản phẩm trực quan được sử dụng xuyên suốt.
Phân loại các kiểu thiết kế logo
Wordmark logo
Hiểu đơn giản, đây là loại logo được xây dựng dựa trên nền tảng font chữ. Nó có thể được cách điệu, biến tấu tùy thuộc vào đặc điểm loại hình công ty. Thông thường, tên công ty sẽ là yếu tố được nêu ở đây. Thị trường hiện nay có vô số các sản phẩm, thương hiệu lớn sử dụng dạng logo này. Hãng nước giải khát, cafe lớn như Coca-cola, The Coffee House.. Thương hiệu giày nổi tiếng như Vans, Fila.. Hay các hãng đồ điện tử như Canon, Sony, Samsung…
Ưu điểm nổi trội nhất của kiểu logo này là luôn hiện diện với đúng tên gọi của chúng. Người dùng từ đó có thể ghi nhớ dễ dàng tên thương hiệu thông qua các phương tiện marketing. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra ở đây đó là bản thân tên gọi cũng cần dễ nghe, dễ đọc. Logo cũng không được quá dài và phải chứa một tên gọi riêng biệt, không trộn lẫn.
Một thách thức khi thiết kế logo dạng chữ, đó chính là tạo ra một logo tưởng cũ mà mới. Sự phức tạp là không cần thiết nhưng thiếu đi sự cách điệu sẽ thật nhàm chán. Để nổi bật hơn đối thủ, cần kết hợp màu sắc phù hợp nhưng vẫn đảm bảo tính rõ ràng.
Ví dụ, để xây dựng bộ nhận diện cho một sản phẩm cao cấp high-end, font chữ mảnh, uyển chuyển và tính tế sẽ là một sự lựa chọn hợp lý.
Ngược lại, với đa phần các sản phẩm công nghệ, font chữ hiện đại, trẻ trung và mạnh mẽ sẽ là option phù hợp.
Letterform logo
So sánh với dạng chữ viết đủ tên thương hiệu, Letterform lại là bước chuyển mới. Dạng logo này được xây dựng dựa trên chữ cái đầu của tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính bởi vậy mà kiểu logo này cũng thường đi kèm với tên gọi đầy đủ. Giúp công chúng có thể dễ dàng tìm, seach hay ghi nhớ tên gọi thương hiệu.
Minh họa cho trường hợp này là thương hiệu McDonald’s với logo chữ M màu vàng, dựa trên nền đỏ nổi bật. Hay logo chữ W của Wordpress với màu xanh dương chủ đạo.
Có thể nhận thấy logo có ưu điểm nổi bật trước mắt là tính nhỏ gọn, dễ dùng, dễ ứng dụng. Kể cả khi thu nhỏ, tính nhận diện của logo cũng vẫn vô cùng cao. Hạn chế duy nhất của logo này là vẫn chưa thể thâu tóm và diễn giải đầy đủ tên thương hiệu. So với hình thức Wordmarks sẽ có phần hạn chế.
Lưu ý nhỏ khi áp dụng Letterform là khi công ty bạn còn mới. Mức độ phổ biến trên thị trường chưa cao. Bạn không nên đơn thuần sử dụng chữ cái đầu mà hãy thêm dòng tên thương hiệu phía dưới. Nếu không, người dùng sẽ rất khó để nhận biết, ghi nhớ và hình thành ý niệm lâu dài.
Lettermark logo
Đến với một dạng logo chữ viết tiếp theo. Không phải là viết đầy đủ tên thương hiệu cũng không phải chữ cái đầu. Logo dạng lettermark sử dụng những chữ cái viết tắt và cách điệu chúng.
Một số nhãn hàng thời trang như H&M hay LV thường thấy là viết tắt của tên gọi đầy đủ, cụ thể là Hennes & Mauritz và Louis Vuitton.
Với thiết kế thông minh, sử dụng chữ cái viết tắt vô cùng gọn mắt, dễ đọc, dễ nghe. Loại logo này trở nên vô cùng thông dụng.
Hãy tưởng tượng nếu NASA được viết với tên gọi đầy đủ của nó. Là National Aeronautics and Space Administration (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ). Sẽ thật rườm rà, phức tạp và khó nhớ như thế nào. Đây là giải pháp thông minh, hiệu quả cho những doanh nghiệp có tên gọi dài, không dễ nhớ.
Pictorial mark logo
Dạng logo này được xây dựng dựa trên một hình ảnh biểu tượng nhất định. Đó có thể là bất cứ yếu tố nào, gắn với sản phẩm, giá trị hay sứ mệnh thương hiệu. Phổ biến cho dạng logo biểu tượng, hình ảnh là Apple. Các sản phẩm của ông lớn về công nghệ này luôn gắn chặt với trái táo cắn dở. Ngoài ra, còn vô số các thương hiệu từ nổi tiếng cho tới bình dân thiết kế logo dạng ảnh. Như Shell - logo vỏ sò, Playboy - chú thỏ hay Twitter - chú chim xanh nổi tiếng thường thấy.
Bằng hình ảnh trực tiếp hay gián tiếp, đôi khi đó có thể là gợi ý cho lĩnh vực kinh doanh, loại sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung ứng. Đó cũng có thể là một biểu tượng đơn thuần tượng trưng cho câu chuyện thương hiệu. Mục đích chính đều nhằm gia tăng tính liên tưởng cho khách hàng. Khi nhắc về thương hiệu này, ta nghĩ tới hình ảnh gì.
Dạng logo này tuy khá thú vị và nếu hoạt động hiệu quả sẽ để lại dấu ấn khó quên trong tâm trí khách hàng. Nó vẫn sẽ thích hợp với các doanh nghiệp có tiềm lực lớn. Bởi chi phí bỏ ra để xây dựng, duy trì và theo chân khách hàng là khá cao. Cụ thể là chi phí quảng cáo, gia tăng độ nhận diện. Đặc biệt với một số hình ảnh hơi mơ hồ, khó nhớ, khó hiểu.
Abstract mark logo
Tổng quan về logo dạng trừu tượng, đó là sự kết hợp đan xen, kết hợp các dạng hình học. Sự gắn kết ấy có thể là ngẫu nhiên hoặc có chủ đích. Và thường thể hiện một ý nghĩa ẩn dụ nào đó sâu sắc. Logo này thường được ứng dụng tại các tập đoàn lớn, đa ngành hay công ty công nghệ. Chẳng hạn như Pepsi, Mitsubishi, Olympic…
Combination logo
Đây là dạng logo phổ biến thường thấy nhất hiện nay, gồm cả chữ và hình ảnh biểu tượng. Trong quá trình triển khai các hoạt động marketing, chúng cũng dễ dàng được đưa vào sử dụng. Linh hoạt thay đổi tùy vào nội dung và thiết kế từng hoạt động. Tham khảo một số logo nổi tiếng như Converse, Spotify hay Rolex. Các thông điệp nhãn hàng sẽ được truyền tải một cách trọn vẹn và đầy đủ. Đồng thời vấn đề đăng ký thương hiệu cũng trở nên dễ dàng hơn
Mascot logo
Bên cạnh các logo chữ, hình được ưa chuộng và sử dụng nhiều hiện nay. Mascot logo - logo linh vật cũng là một kiểu logo thiết kế vô cùng sáng tạo. Tuy nhiên với các lĩnh vực phổ biến, chúng lại ít được sử dụng. Một phần bởi tính phức tạp trong thiết kế. Phần còn lại bởi chúng không phù hợp với các doanh nghiệp ưa thích sự chuyên nghiệp, nghiêm túc.
Các linh vật này thường mang tính chất vui tươi, khỏe khoắn, màu sắc tươi sáng. Do vậy các thương hiệu về đồ chơi cho bé hay đại hội thể thao lại sử dụng nhiều hơn cả. Nổi tiếng có thể kể tới nhân vật Michelin - một thiết kế mascot được sáng tạo từ lốp xe. Hay chú ong đầu bếp của chuỗi cửa hàng gà rán Jollibee…
Quy tắc cơ bản trong thiết kế logo
Đối với hoạt động thiết kế, để đem tới trải nghiệm ấn tượng tốt nhất cho người dùng. Cũng như giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Đều đòi hỏi sản phẩm thiết kế phải tuân thủ theo những quy tắc ngầm khác nhau. Trong đó có một số đặc tính không bao giờ được bỏ quên trong quá trình tạo nên sản phẩm:
Readability (tính dễ đọc): Ưu tiên sử dụng các font chữ dễ đọc, dễ nhận diện và dễ ghi nhớ. Ấn tượng là yếu tố cực kì quan trọng, nhưng tính dễ đọc vẫn luôn phải đặt lên hàng đầu. Bạn sẽ không thể ấn tượng với một thứ nếu bạn không hiểu đó là gì. Quan trọng trên hết, để người xem đọc chính xác tên thương hiệu. Và không gặp trở ngại trong việc nhận biết chúng.
Standout (tính khác biệt): Sẽ là thất bại nếu một logo không được ghi nhớ bởi khách hàng của mình. Tất nhiên, việc ghi nhớ còn phụ thuộc vào chiến lược thực thi cũng như chính sách riêng. Tuy nhiên, đừng để cho logo thương hiệu mình phải trùng lặp và bị nhẫm lẫn với bất kỳ công ty nào.
Versatile (tính linh hoạt): Logo chỉ là một sản phẩm nhỏ, nó có thể đứng riêng biệt cũng như kết hợp với các nhân tố khác để tạo ra một ấn phẩm chuyên nghiệp. Vì vậy đừng bao giờ thiết kế một logo chỉ dùng được duy nhất có một lần. Sẽ vừa tiêu tốn chi phí và không thể đạt được độ nhận diện tốt.
Appropriate (Sự phù hợp): Logo đẹp cần liên quan mật thiết tới hoạt động dịch vụ, tính chất doanh nghiệp. Không thể sử dụng một phiên bản màu mè, rườm rà, hay bay bổng cho một công ty bất động sản. Tương tự, đừng để logo thiết kế bị lạc quẻ và thiếu tính ứng dụng.
Make your logo look good in black & white: Trong quá trình biến hóa logo của mình, đừng quên rằng thiết kế trắng và đen là 2 sản phẩm tối giản. Chúng được sử dụng phổ biến và có tính ứng dụng cực kì cao. Vậy nên trước khi ra quyết định có lựa chọn logo này không. Hãy chuyển chúng sang chế độ trắng đen để cân nhắc và đưa ra option phù hợp nhất nhé!
Trên đây là những kiến thức chuyên môn Brandinfo đã tìm hiểu trong suốt chặng đường thiết kế website của mình. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kiểu thiết kế logo. Cũng như tính ứng dụng và quy tắc cơ bản trong thiết kế chúng.
Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt mà nếu khai thác tốt sẽ là chìa khóa cho quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu. Một yếu tố nhỏ cũng làm nên một bất ngờ lớn. Còn bạn thì sao? Bạn có thực sự ấn tượng với loại logo nào hay đang ấp ủ những ý tưởng mới mẻ cho cá nhân mình?
Công ty thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp
Là một trong những công ty chuyên thiết kế website uy tín nhất tại Hà Nội, BrandInfo luôn tận tâm và thấu hiểu khách hàng khi tìm đến dịch vụ làm web của chúng tôi. Để thực hiện những dự án thiết kế web với giao diện đẹp mắt, đầy đủ tính năng và giá cả phải chăng, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đáp ứng sự tin tưởng và những yêu cầu dù là khắt khe nhất, đồng thời cố gắng tối ưu chi phí cho khách hàng.
Hãy để Brandinfo cung cấp tất cả dịch vụ bạn cần. Liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ và tư vấn tận tình:
BrandInfo - Công ty cổ phần Thông tin Thương hiệu
Địa chỉ: 69B1 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0911 86 96 88
Email: contact@brandinfo.biz
Website: https://brandinfo.biz/
Facebook: https://www.facebook.com/Brandinfo/