Với giá thành ngày càng giảm và hiệu năng tốt hơn bao giờ hết, dòng ổ rắn SSD đang xâm chiếm thị trường mạnh mẽ. Hiện tại, ổ rắn SSD không chỉ được những người dùng MTXT ưa chuộng mà thậm chí những "tay chơi" máy tính hay người dùng cao cấp với những hệ thống siêu mạnh tin tưởng lựa chọn.
Với giá thành ngày càng giảm và hiệu năng tốt hơn bao giờ hết, dòng ổ rắn SSD đang xâm chiếm thị trường mạnh mẽ. Hiện tại, ổ rắn SSD không chỉ được những người dùng MTXT ưa chuộng mà thậm chí những "tay chơi" máy tính hay người dùng cao cấp với những hệ thống siêu mạnh tin tưởng lựa chọn. Thực tế, Apple đã bắt đầu giới thiệu ổ SSD trên Macbook Air kể từ 2009. Cho tới nay, người dùng đã có thể yêu cầu SSD được lắp sẵn trên mọi máy Mac xuất xưởng. Những ổ này mang lại hiệu năng cao hơn, tiết kiệm điện hơn và chịu chấn động rất tốt. Tuy nhiên, bản thân SSD lại gặp phải một vấn đề khó chịu và việc khắc phục trên Mac có thể khiến bạn tốn nhiều công sức. Dưới đây là đôi nét tổng quan về vấn đề này.
Trục trặc cố hữu
Mặc dù hiệu năng là thế mạnh của ổ SSD nhưng vẫn có những trường hợp ổ SSD bị suy giảm hiệu năng sau một thời gian dài sử dụng. Không hiếm trường hợp người dùng đối mặt với tình trạng hệ thống đột nhiên khởi động cực kỳ chậm chạp, còn các ứng dụng thì vận hành ì ạch hơn hẳn so với trước đó. Vấn đề nằm ở chỗ khác với ổ cứng từ là khi SSD ghi dữ liệu vào các ô nhớ (cell), những ô này phải ở trạng thái “sẵn sàng” nhận dữ liệu.
Cụ thể hơn, mỗi khi dữ liệu bị xóa, thường hệ thống (hay chính hệ điều hành) sẽ không loại bỏ hoàn toàn dữ liệu mà chỉ thay đổi bảng địa chỉ để cho phép khối bộ nhớ có thể được ghi đè lên (overwrite). Với ổ từ truyền thống, việc này không có vấn đề gì vì các khối bộ nhớ có thể được ghi đè dễ dàng. Tuy nhiên với SSD, nếu khối bộ nhớ vẫn có dữ liệu không sử dụng cần được xóa đúng cách trước khi tiếp nhận dữ liệu mới. Dù điều này được thực hiện với tốc độ rất nhanh nhưng việc phải làm thêm một bước sẽ khiến tốc độ tổng thể của SSD chậm đi đáng kể so với mức chuẩn. Điều đáng nói là các ổ SSD khi xuất xưởng đều có các khối bộ nhớ (block) ở trạng thái sẵn sàng. Do đó chúng hoạt động cực nhanh trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, các block này sẽ được “đổ đầy” dần như đã đề cập nên hiệu năng sẽ giảm trông thấy – dù không khiến hệ thống của bạn ì ạch hẳn vì khả năng của SSD trong trạng thái này vẫn nhanh hơn ổ từ truyền thống (đặc biệt là các thế hệ mới).
Giải pháp tình thế
Để đối phó vấn nạn này, các nhà sản xuất đĩa cứng và nhiều nhà phát triển hệ điều hành đã đưa ra giải pháp “dọn rác” (Garbage Collection) để làm chậm lại việc “ứ” các block trên ổ rắn thông qua tác vụ dọn dẹp ngầm. Ở một số ổ, tính năng này thường được biết đến với tên TRIM hoặc Secure Erase. Nếu firmware của ổ SSD có sẵn TRIM cùng với hệ điều hành hỗ trợ, các "lệnh" dọn dẹp tự động sẽ được thực thi ngầm nhằm nâng cao hiệu năng về lâu dài.
Riêng với Apple, dù đã đưa SSD vào các dòng sản phẩm của mình từ khá lâu nhưng chỉ những mẫu Macbook Pro mới nhất mới có khả năng tận dụng TRIM. Đặc biệt, TRIM chỉ được kích hoạt với ổ SSD do chính Apple trang bị và sẽ tự động bị vô hiệu hóa nếu người dùng thay thế bằng các giải pháp khác. Bên cạnh đó, không phải ổ SSD nào trên thị trường cũng được trang bị TRIM. Nếu bạn rơi vào những tình huống như vậy, hãy thử các giải pháp như sau mỗi khi cảm thấy hiệu năng trao đổi dữ liệu trở nên chậm chạp (hai giải pháp đầu chỉ đạt hiệu quả cao nhất nếu ổ SSD của bạn có hỗ trợ sẵn TRIM):
* Định dạng lại ổ đĩa
Một trong những c