Thương mại điện tử là gì

Ngày đăng: 06/01/2022
Nhắc tới Thương mại điện tử, chúng ta có thể nghĩ ngay đến những ông lớn đã có vị thế vững vàng trên thế giới như Amazon, Alibaba, Ebay, Taobao… hay thị trường Việt Nam có Shopee, Lazada, Sendo…

Giữa phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin cùng với các thiết bị hiện đại thì sự ra đời và ngày càng phổ biến của thương mại điện tử cũng là điều dễ hiểu. Nhưng liệu bạn có thực sự hiểu Thương mại điện tử là gì? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết sau đây.

1. Thương mại điện tử là gì?

Hiện nay, Thương mại điện tử được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Ta còn có thể định nghĩa nó thông qua mô hình dưới đây:

thuong mai dien tu la gi

 

Thương mại điện tử là hình thức giao dịch buôn bán thông qua Internet hay các phương tiện điện tử. Các sản phẩm đến từ các doanh nghiệp sẽ được bán thông qua website trực tuyến hay các trang thương mại điện tử. 

Theo nghĩa rộng hơn thì giao dịch thương mại điện từ là sự mua, bán, trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, chính phủ hay các tổ chức bằng một phương tiện kết nối trung gian Internet. Mua bán được thực hiện trên mạng nhưng việc thanh toán và giao hàng có thể thực hiện theo phương pháp truyền thống tùy theo sự lựa chọn của khách hàng. Đây là một quá trình đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, vậy nên bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua.

>> Mẫu website thương mại điện tử HOT 2021

2. Đặc điểm của thương mại điện tử

Với vai trò chủ đạo là các sàn giao dịch thương mại điện tử, TMĐT mang những đặc điểm cơ bản sau:

   • Không gian, thời gian

Hiện nay, chỉ cần có trong thiết bị hiện đại kết nối Internet bạn có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi bằng vài cú click chuột hay vài động tác chạm. Việc mua bán, trao đổi hàng hóa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

Thậm chí, việc giao hàng ngày được cải tiến để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Người tiêu dùng có thể nhận hàng ngay trong ngày hay chỉ trong 2 tiếng đồng hồ kể từ khi đặt hàng đối với những vị trí gần kho hàng.

   • Chi phí 

Bài toán chi phí cho doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể khi thương mại điện tử ra đời. Doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí này cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

   • Khả năng liên kết và chia sẻ thông tin

Sự phát triển của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật là một bước tiến lớn giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối. Việc nắm bắt những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược hướng đến đúng với khách hàng mục tiêu.

    • Giá cả linh hoạt

Người mua hàng có vô số lựa chọn khi muốn mua hàng thông qua các trang thương mại điện tử, họ sẽ có được sự so sánh về mặt giá cả để sử dụng chi phí một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, những bình luận đánh giá về sản phẩm sẽ giúp khách hàng không bị mua hớ hay những sản phẩm kém chất lượng.

>> Tìm hiểu thêm về kiến thức Marketing

3. Các hình thức trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử có khá nhiều các mô hình khác nhau để phù hợp mục tiêu của từng doanh nghiệp. Trong đó, các đối tượng tham gia của thương mại điện tử là Chính phủ (G), Doanh nghiệp (B), Khách hàng cá nhân (C).Các hình thức chủ yếu trong TMĐT là B2B, B2C, B2G, C2C, C2G, G2G. Ở Việt Nam, hiện chỉ tập trung vào 3 loại hình chính là B2B, B2C, C2C

      • B2B (Business to Business)

Mô hình liên quan tới doanh số giữa các doanh nghiệp với nhau, có thể hiểu là mối liên hệ giữa nhà sản xuất với nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Đây là mô hình chiếm tới 80% doanh số TMĐT trên toàn thế giới. Lí giải diều này vì sự hiệu quả trong Marketing, chi phí giảm cũng như độ nhận diện thương hiệu cao để tăng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau.

       • B2C (Business to Customer)

Là một trong những mô hình được ra đời sớm nhất để tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ở nước ta, loại hình chiếm tới 94% về số lượng website, đủ để thấy sự phát triển của nó trên thị trường Việt Nam cùng những cái tên tiêu biểu như Shopee, Tiki, Lazada…

        • C2C (Customer to Customer)

Đây được hiểu là mô hình giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Những Website được dùng cho mô hình này bao gồm những Website về đấu giá trực tuyến, giao dịch trao đổi không sử dụng tiền tệ hay bán tài sản ảo…

4. Lợi ích của thương mại điện tử

4.1. Đối với doanh nghiệp

TMĐT đang tiết kiệm một nguồn chi phí đáng kể cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Thay vì phải bỏ rất nhiều chi phí cho mặt bằng, nhân công lao động hay sức chứa kho bãi, doanh nghiệp chỉ cần dành một phần nhỏ trong số đó để đầu tư cho việc xây dựng và vận hành website ấy.

Các doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận với những khách hàng mới trên toàn cầu mở ra khả năng kết nối với các khách hàng tiềm năng

4.2. Đối với người tiêu dùng

Sự phát triển của TMĐT đã xóa bỏ những giới hạn về mặt địa lý cũng như thời gian làm việc của khách hàng, họ có thể mua ở bất cứ đâu bất cứ thời điểm nào. Việc mua hàng cũng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Khách hàng đã không còn phải trực tiếp đến và lo lắng về giờ đóng mở cửa tại các cửa hàng truyền thống.

Với sự hỗ trợ đắc lực của tự động hóa và đa dạng trong hồ sơ khách hàng, khách hàng sẽ được trải nghiệm những trang web có tính cá nhân hóa và tương tác cao hơn. Ví dụ như khách hàng được gợi ý về sản phẩm liên quan dựa vào thói quen click của họ.

4.3. Đối với xã hội

Thương mại điện tử là một phương thức kinh doanh mới đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và sáng tạo để có thể tạo chiến lược kinh doanh và dịch vụ mang dấu ấn riêng giúp doanh nghiệp không bị loại bỏ ra khỏi sân chơi này. Điều này sẽ giúp phát triển không chỉ trong chính doanh nghiệp mà còn cả nền kinh tế nói chung.

5. Bất lợi của thương mại điện tử

Bên cạnh những lợi ích vừa được nêu ở trên, để có thể đứng vững trên thị trường thương mại điện tử đầy tính cạnh tranh này, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức mà nó đem lại

   • Sự biến động của môi trường kinh doanh

Ngoài những tác động về mặt kinh tế ở trong và ngoài nước, chúng ta còn phải kể đến những tác động liên quan đến chính sách tài chính, môi trường pháp luật, xã hội cũng như tình hình phát triển ở mỗi quốc gia

Công nghệ đang ngày càng phát triển. Nếu doanh nghiệp không kịp thời cập nhật những xu hướng mới nhất thì sẽ rất khó để bắt kịp và phát triển.

    • Chưa đầu tư nhiều chi phí cho công nghệ

Chi phí dành cho việc đầu tư vào công nghệ và khoa học kỹ thuật chưa bao giờ là con số nhỏ nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp bị thiếu hụt đi tính tương tác với khách hàng và nhà cung ứng, sự tương ứng giữa cung và cầu của công nghệ thông tin

Tỷ lệ chi phí đầu tư sẽ khiến các doanh nghiệp đắn đo, cân nhắc do việc đầu tư toàn diện hoặc nếu có thì cũng rất khó để có thể duy trì lâu dài trong khi công nghiệp thì liên tuc thay đổi từng ngày.

     • Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện

Đây sẽ là một thách thức cho việc xây dựng và áp dụng chính sách trong đó có rất nhiều văn bản hướng dẫn quy định cụ thể cho từng ban ngành, từng lĩnh vực.

6. Thực trạng về TMĐT tại Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng về TMĐT tại Việt Nam đang được đánh giá khá nhanh dù là đất nước phát triển muộn hơn so với các nước khác trong khu vực. Có thể thấy các trang TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada… đang ngày càng được ưa chuộng hơn. Lượng người dùng liên tục tăng trong những năm gần đây. 

Với những dự đoán về mặt định lượng, Việt Nam được dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trên thị trường thương mại điện tử với 53% số dân cư sử dụng Internet với 50 triệu thuê bao smartphone. Nhiều báo cáo cũng chỉ ra rằng tỷ lệ doanh thu tăng trưởng năm 2017 tăng 35%. 

Thêm vào đó, sự đầu tư mạnh mẽ đến từ các nhà đầu tư nước ngoài như Alibaba, Tencent sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp phát triển thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng này.

7. Đề xuất giải pháp phát triển TMĐT Việt Nam

   • Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Sự kém phát triển trong hệ thống viễn thông bao gồm mạng và các thiết bị kết nối mạng sẽ tác động đến sức tăng trưởng của các doanh nghiệp. Vậy nên việc liên tục cập nhập và cải tiến kỹ thuật là điều cần thiết để tối đa hóa hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

    • Xây dựng niềm tin với đối tác

Tại môi trường và tổ chức pháp lý tốt thì lòng tin sẽ dần được hình thành và có sự gắn kết tốt hơn với doanh nghiệp. Xây dựng mối quan hệ trung thành với các đối tác như nhà cung ứng, nhà phân phối sẽ tạo nên lợi thế cho chính doanh nghiệp

    • Luật pháp

Thị trường thương mại điển tử có rất nhiều chính sách mà doanh nghiệp cần lưu ý để vận dụng và đảm bảo sự vận hành của cả doanh nghiệp bao gồm những chính sách liên quan đến thuế, quyền sở hữu trí tuệ, quyền lợi cho các đối tác thương mại hay chia sẻ rủi ro…

    • Nguồn nhân lực và đào tạo

Sự phát triển công nghệ thông tin đòi hỏi các lao động trong doanh nghiệp có chuyên môn cao và không ngừng học hỏi cập nhật những kiến thức mới để từ đó tạo dựng các ứng dụng kỹ thuật và xây dựng những chương trình với trình độ hiện đại hơn.

Lời kết

Hy vọng với những thông  tin mà Brandinfo vừa cung cấp, bạn đã có cho mình những kiến thức tổng quan nhất về Thương mại điện tử, những đặc điểm cùng với những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong lĩnh vực này. TMĐT đã, đang và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Vậy nên việc bạn có thể nắm bắt kiến thức về nó sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển thêm rất nhiều. 
Tìm hiểu thêm các bài viết về Thương mại điện tử trên blog của Brandinfo

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Thương mại điện tử
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Thông tin Thương hiệu
Tại Hà Nội

69 B1, Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 08.3456.8179 
Email: contact@brandinfo.biz
Tại Hải Dương
121 Đặng Quốc Chinh - P. Lê Thanh Nghị - TP . Hải Dương.
Điện thoại 02203.862345 - Hotline : 09836.21121
Email: contact@brandinfo.biz