Google là công cụ tìm kiếm thông tin phổ biến với số lượng người dùng đứng đầu trên toàn thế giới. Công cụ này được phần lớn người dùng Internet sử dụng để tìm kiếm thông tin một cách chuẩn xác và mạnh mẽ nhất hiện nay. Vậy nên việc sử dụng Google làm phương tiện để quảng cáo cho các doanh nghiệp sẽ là sân chơi rất lớn trong việc tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ trên toàn thế giới. Tuy nhiên chạy quảng cáo trên Google là gì? Và làm thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Google Ads là gì?

Google Ads là chương trình được Google tạo ra giúp các doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến với mục tiêu tiếp cận chính xác người dùng vào thời điểm họ đang có sự quan tâm dành cho sản phẩm/dịch vụ.

    + Google Ads không những giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, bán sản phẩm mà còn nâng cao sự nhận diện thương hiệu và tăng lượng truy cập website.

    + Mọi hoạt quản lý trên Google đều là trực tuyến làm cho việc thay đổi chiến dịch quảng cáo, điều chỉnh ngân sách trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.

    + Doanh nghiệp quyết định được quảng cáo mình xuất hiện ở đâu thông qua số ngân sách bỏ ra.

2.Các loại quảng cáo trong Google

2.1. Quảng cáo trên Google Search

Đây là phương thức quảng cáo thông qua tìm kiếm từ chính người dùng Google. Khi khách hàng sử dụng từ khóa liên quan đến quảng cáo, quảng cáo sẽ được thiết lập hiển thị. Google dành 4 vị trí đầu tiên trên phần hiển thị kết quả cho quảng cáo.

2.2. GDN - Google Display Network

Thông qua các banner quảng cáo được hiển thị trong các website - đối tác thuộc mạng lưới của Google, các doanh nghiệp sử dụng dạng quảng cáo để tăng độ nhận diện khách hàng về sản phẩm cũng như thu hút sự chú ý của khách hàng.

Sử dụng Google display network để:

    + Liên quan đến hành vi sử dụng của khách hàng đối với các sản phẩm trên Google

    + Có sự liên kết với nội dung trang web mà khách hàng đang sử dụng

    + Đây là những sản phẩm khách hàng từng tìm kiếm

Vậy nên đây là công cụ giúp doanh nghiệp kích cầu của khách hàng, gia tăng mong muốn đối với những sản phẩm họ đã có sự quan tâm từ trước đó.

2.3. Quảng cáo bằng video youtube trên Google

YouTube được coi là trang mạng xã hội về video hàng đầu thế giới, với lượng người dùng truy cập lớn mỗi ngày. Nơi cung cấp và chia sẻ video mà rất khó có đối thủ cạnh tranh nào có thể bắt kịp được. Vậy nên Google khai thác tài nguyên trên chính nền tảng này để sử dụng cho việc quảng cáo. 

Google Display Network cũng được sử dụng trên Youtube, tuy nhiên hình thức Video Ads đang mang lại nhiều hiệu quả hơn. Dễ thấy nhất chính là việc bạn thường mất vài giây để xem một quảng cáo nào đó trước khi bạn có thể bắt đầu xem video mà mình muốn.

2.4. Quảng cáo bằng Gmail

Những doanh nghiệp định hướng sản phẩm với mức giá tầm trung hoặc cao hơn sẽ sử dụng Gmail Ads để tiếp thị sản phẩm của mình. Những sản phẩm như bất động sản, bảo hiểm, thẩm mỹ viện, khóa tập gym, xe cộ… sẽ thường hướng đến công cụ này.

Bên cạnh đó những sản phẩm liên quan đến công nghệ cũng được chú ý vì đây là những đối tượng khách hàng thường xuyên check gmail. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với họ.

Google Ads được hiển thị như một mail bình thường gửi đến hộp thư của khách hàng và xuất hiện trong 2 tabs Social & Promotions.

2.5. Google Shopping Ads

Những doanh nghiệp, cá nhân có website trực tuyến (online store) sử dụng Google Shopping Ads để tăng lượng khách hàng tiếp cận sản phẩm và truy cập vào trang web.

Google Shoping Ads được tạo ra như một sự cạnh tranh với các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điển tử nổi tiếng thế giới như Amazon, Alibaba, Ebay

Vị trí đầu tiên của phần hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google được dành cho công cụ này.

3. Lợi ích của Google Ads

  • Đạt được mục tiêu quảng cáo sản phẩm

Google cung cấp quảng cáo với nhiều dạng thức khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ. Công cụ này còn luôn bổ sung thêm nhiều tính năng để đưa khách hàng tiếp cận gần hơn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi sử dụng quảng cáo trên Google thường mang những mục tiêu sau:

       + Hoạt động quảng cáo website của doanh nghiệp

       + Dẫn khách hàng ghé thăm cửa hàng

       + Thúc đẩy việc khách hàng gọi cho doanh nghiệp

       + Cài đặt các phần mềm, ứng dụng cho doanh nghiệp

       + Hướng đến mục tiêu thông qua các từ khóa

Thông qua việc sử dụng Google Search, doanh nghiệp sẽ lựa chọn những từ khóa phù hợp với mục tiêu quảng cáo muốn hướng đến. Việc của Google là giúp những quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị khi người dùng search từ khóa có liên quan đó. Doanh nghiệp còn có thể lựa chọn thời gian và vị trí hiển thị trên Google

  • Hướng đến những đối tượng mục tiêu cụ thể

Trên các nền tảng được liên kết với Google, doanh nghiệp có khả năng lựa chọn những khách hàng tiềm năng cụ thể hơn thông qua việc lựa chọn độ tuổi những người bạn muốn tiếp cận hay các trang web, lĩnh vực cụ thể.

  • Chi phí cho kết quả

Doanh nghiệp toàn quyền quyết định việc tương tác với khách hàng bằng cách nào, trên phương thức nào và từ đó bỏ ra số chi phí tương ứng cho những hoạt động đó thay vì bỏ tiền lớn cho tất cả các công cụ.

  • Đo lường hiệu suất

Google luôn có những phương thức giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi những thay đổi về mặt kết quả quảng cáo, từ đó điều chỉnh các công cụ và chi phí để chiến dịch quảng cáo đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Tích hợp nhiều nền tảng

Bên cạnh việc sử dụng nhiểu nền tảng khác nhau để tiếp cận với khách hàng, Google còn tạo điều kiện giúp khách hàng kết nối trên nhiều phương tiện như điện thoại, máy tính, laptop… ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.

4. Chi phí để chạy quảng cáo Google Ads

Google đưa ra rất nhiều loại hình đấu thầu khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn với mục đích đạt được hành động cụ thể nào đó. Các hình thức đấu thầu như:

    + CPC: chi phí mỗi lượt click vào website

    + CPM: chi phí cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo

    + CPV: chi phí mỗi lượt view của video

    + CPI: chi phí mỗi lượt cài đặt app

    + …

Những chi phí này không đặt ra một cách cố định mà phụ thuộc vào các yếu tố khác để định giá xem số tiền doanh nghiệp bỏ ra như thế nào. Bao gồm các tiêu chí:

    + Lĩnh vực: càng những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao thì chi phí càng lớn

    + Giá thầu: chi phí DN bỏ ra càng nhiều sẽ nhận được nhiều hơn sự ưu tiên từ Google.

    + Chất lượng trang đích: landing page tối ưu giúp chi phí đặt người dùng lên đầu rẻ hơn

    + Kết quả quảng cáo: các tỷ lệ được Google đưa ra mà DN đạt được càng tốt thì chi phí càng rẻ.

>> Xem thêm kiến thức về Thiết kế website Tin tức

>> Có thể bạn muốn biết thêm về Marketing

5. Quy trình tạo quảng cáo trên Google

  • Đặt mục tiêu quảng cáo

Những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra càng rõ ràng sẽ giúp Google điều chỉnh quảng cáo phù hợp nhất. Các mục tiêu thường sẽ là:

       + Tăng lượng truy cập website

       + Tăng lượng tương tác KH

       + ...

  • Vị trí hiển thị quảng cáo

Tùy vào vị trí địa lý mà doanh nghiệp lựa chọn như toàn cầu hay địa phương, Google sẽ chịu trách nhiệm phân phối quảng cáo tới những đối tượng khách hàng mục tiêu.

  • Tạo thông điệp

Việc thể hiện thông điệp một cách chính xác, ngắn gọn trong 3 câu ngắn sẽ giúp Google dễ dàng hơn trong việc truyền tải thông điệp tới công chúng nhận tin. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thêm hình ảnh sinh động để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.

  • Đặt giới hạn ngân sách

Chi phí bạn bỏ ra cho việc quảng cáo sẽ không bị vượt mức thông qua hành động đặt hạn mức ngân sách này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn có thể điều chỉnh tăng giảm ngân sách sao cho phù hợp với từng giai đoạn trong chiến dịch quảng cáo. Google cũng sẽ hiển thị các kết quả ước tính dựa trên số ngân sách để doanh nghiệp có kế hoạch hợp lý.

  • Đăng tải

Quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị không chỉ khi khách hàng tìm kiếm về sản phẩm hay những sản phẩm liên quan mà còn hiển thị trên toàn bộ các mạng lưới đối tác của Google. 

6. Phương pháp tối đa hóa hiệu quả cho Google Ads

  • Thay đổi giá thầu

Hiển nhiên việc tăng giá thầu sẽ giúp quảng cáo lên top tìm kiếm một cách nhanh chóng và cực kỳ đơn giản. Có 2 loại giá thầu mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh là CPC thủ công và CPC nâng cao. 

       + CPC thủ công: chi phí click chuột vào quảng cáo tối đa

       + CPC nâng cao: tự động đặt giá thầu

Việc đặt giá thầu hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp không bị ảnh hưởng đến chiến dịch quảng cáo tổng thể.

  • Loại bỏ từ khóa không hiệu quả

Nếu như những từ khóa có chi phí lớn hơn với giá trị bạn nhận về, đây là lúc doanh nghiệp nên tạm dừng việc bỏ tiền vào chạy quảng cáo cho những từ khóa. Bởi đó là cuộc đầu tư vô ích.

  • Xem xét các truy vấn tìm kiếm

Thông qua các báo cáo truy vấn tìm kiếm, bạn sẽ nắm được những từ khóa nào được tìm kiếm sẽ dẫn đến trang web của bạn. Từ đó có sự điều chỉnh danh sách từ khóa để tiếp cận nhiều đối tượng hơn và được hiển thị nhiều hơn.

  • Sắp xếp các khung giờ quảng cáo

Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo trên Google, bạn nên cài đặt chạy 24h/ ngày. Sau một thời gian, bạn sẽ thống kê lại và phân tích, đo lường những khung giờ có nhiều chuyển đổi nhất để tập trung tăng giá thầu cho nó thay vì những khung giờ khác. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng chi phí hiệu quả hơn.

  • Điều chỉnh thiết bị ưu tiên

Việc biết khách hàng của mình đang sử dụng nhiều trên thiết bị nào nhờ những báo cáo chạy quảng cáo cũng là cách tối ưu mà các doanh nghiệp thường sử dụng trong các chiến dịch Google Ads. Từ đó tăng khả năng tiếp cận khách hàng với thiết bị ấy.

  • Những khu vực địa lý cần được ưu tiên

Google có chức năng cài đặt chiến dịch. Doanh nghiệp dễ dàng thay đối tượng mục tiêu tùy theo những vị trí địa lý khác nhau. Bởi mỗi vị trí địa lý có những đặc điểm riêng biệt, doang nghiệp cần đánh giá và điều chính giá thầu phù hợp.

  • Điều chỉnh mẫu quảng cảo

Những quảng cáo không mai lại chuyển đổi sẽ tốn một lượng tiền vô ích khi doanh nghiệp không tắt hoặc thay những quảng cáo mới.

Lời kết

Qua bài viết trên, Brandinfo đã cung cấp những kiến thức tổng quan nhất về Google Ads cho bạn đọc. Chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu được được Google Ads, các dạng quảng cáo và chọn lựa cho mình phương pháp để chạy quảng cáo trên Google một cách hiệu quả nhất.

Bạn có thể xem thêm những kiến thức khác tại blog Brandinfo.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm về chạy quảng cáo trên Google tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả nhé!

Brandinfo - Công ty cổ phần Thông tin thương hiệu 

Địa chỉ: 69B1 Lạc Trung, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0877 739 991

Email: contact@brandinfo.biz

Website: https://brandinfo.biz

Facebook: https://www.facebook.com/Brandinfo/

 






Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Thông tin Thương hiệu
Tại Hà Nội

69 B1, Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 08.3456.8179 
Email: contact@brandinfo.biz
Tại Hải Dương
121 Đặng Quốc Chinh - P. Lê Thanh Nghị - TP . Hải Dương.
Điện thoại 02203.862345 - Hotline : 09836.21121
Email: contact@brandinfo.biz