Trong phần này chúng ta sẽ tập trung vào các phần tử đặc trưng của các công việc được thiết kế, phân tích các nghiệp vụ thuộc về các công việc đó, các yêu cầu đối với công nhân và môi trường thực hiện công việc.
1. Giới thiệu
1.1. Phân tích nhiệm vụ
Phân tích nhiệm vụ nhằm trả lời câu hỏi “Cái gì” sẽ được thực hiện. Các nhiệm vụ là phạm vi hoạt động riêng trong một công việc. Phân tích nhiệm vụ, về cơ bản, là xác định mỗi nhiệm vụ được thực hiện như thế nào và làm cách nào để tất cả các nhiệm vụ riêng lẻ đó phối hợp với nhau trong một công việc.
Có một số nhiệm vụ mang tính quyết định hơn so với các nhiệm vụ khác và cần phải đánh giá hậu quả nếu các công việc không được thực hiện đúng theo các nhiệm vụ quan trọng này; nghĩa là toàn bộ quá trình sản xuất có bị ảnh hưởng không, có dẫn đến nguy cơ mất an toàn không, hoặc có ảnh hưởng đến chất lượng không?
Các yêu cầu thực hiện của một nhiệm vụ có thể gồm có: Thời gian cần thiết để hoàn thành công việc, sự chính xác trong thực hiện nhiệm vụ về các mặt đặc trưng kỹ thuật, lợi ích của sản xuất hoặc đặc tính về chất lượng.
Xem xét các khả năng sai lầm là một dạng để trả lời câu hỏi: Cái gì có thể xảy ra, xác suất có thể xảy ra sai lầm, đồng thời cũng xác định phải thực hiện việc kiểm tra và giám sát nhiệm vụ nhiều hay ít và bảo dưỡng dự phòng cao hay thấp.
1.2. Phân tích nhân công
Phân tích nhân công là xác định ai sẽ thực hiện công việc đó. Chính xác hơn, công nhân phải có phẩm chất và đặc trưng nào để thoả mãn yêu cầu công việc, có khả năng đáp ứng công việc như thế nào và với những khả năng đáp ứng trong công việc như vậy họ sẽ hưởng lương như thế nào ?
Công việc đòi hỏi công nhân phải có khả năng và trình độ tay nghề nhất định. Tuy nhiên, hai điều này có những đặc điểm khác nhau. Một công nhân có thể đủ trình độ tay nghề để thực hiện nhiều nhiệm vụ riêng lẻ , song người đó có thể không đủ khả năng đối phó với các sai lầm của nhiệm vụ hoặc kiểm tra giám sát nhiệm vụ đó một cách đầy đủ.
Một số công việc đòi hỏi lao động chân tay và phải có sức khoẻ ở một mức độ nào đó. Yêu cầu về sức khoẻ này được xem xét không những để đặt người công nhân đúng vào vị trí công việc, mà còn đặt ra yêu cầu về sức chịu đựng căng thẳng đầu óc nữa.
1.3. Phân tích môi trường
Phân tích môi trường chú ý đến vị trí vật lý của công việc trong sản xuất hoặc dịch vụ và các điều kiện môi trường làm việc. Các điều kiện môi trường gồm có những yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, độ thoáng mát và tiếng ồn vừa phải. Ví dụ, sản xuất vi mạch điện tử yêu cầu phải có một môi trường sạch, khí hậu được điều hoà và kín. Các công biệc tỉ mỉ như trạm trổ hay thêu máy đòi hỏi phải có ánh sáng thích hợp. Một số công việc sinh ra bụi như xơ bông trong dệt vải thì cần phải thông gió tốt…
2. Phân tích công việc
Một phần trong quá trình thiết kế đối với một công việc là nghiên cứu các phương pháp được dùng trong công việc đó để biết rõ công việc được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện như thế nào. Cho nên, phần này trong đồ án công việc quen gọi là phân tích phương pháp hoặc đơn giản hơn, các phương pháp làm việc.
Phân tích phương pháp được ứng dụng thường xuyên hơn để thiết kế hoặc cải tiến các công việc hiện tại. Nhà phân tích sẽ khảo sát công việc hiện hành để biết công việc đó được hoàn thành như thế nào, nhằm xác định các nhiệm vụ có được thực hiện với hiệu quả cao nhất hay không, có phải các nhiệm vụ đều cần thiết hết hay không, hoặc có cần bổ sung thêm nhiệm vụ mới nào nữa không. Nhà phân tích đó cũng cần biết làm cách nào để công việc này ăn khớp với các công việc khác.
Phương pháp phân tích cũng được dùng để phát triển các công việc mới. Trong trường hợp này nhà phân tích phải làm việc với một bản mô tả hoặc phác thảo về công việc được đề xuất và xây dựng một bức tranh ý tưởng về cách thức công việc đó sẽ được thực hiên như thế nào.
Công cụ chính dùng cho phân tích phươ