1. PR là gì?
PRSA - Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ có định nghĩa “PR là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/doanh nghiệp và công chúng”. Ta có thể hiểu PR viết tắt của từ Public Relation- quan hệ công chúng là tập hợp những biện pháp đem lại thông tin tốt về sản phẩm và doanh nghiệp thông qua báo chí hay các phương tiện đại chúng, từ đó làm tăng uy tín về thương hiệu cũng như sản phẩm. Đối với công chúng, đây là một công cụ mang tính khách quan và miễn phí.
Thực chất, quan hệ công chúng là cách các doanh nghiệp đang quan hệ tốt với một nhóm công chúng trực tiếp để họ có thể chú ý tới sản phẩm và chính doanh nghiệp. Điều đó khiến nhóm công chúng này sẽ tự truyền đi thông tin hay “nói tốt” cho sản phẩm/doanh nghiệp, nâng cao uy tín và địa vị trong mắt của người tiêu dùng và đảm bảo danh tiếng tốt cho doanh nghiệp.
Đối với nhân viên PR, họ đóng góp vai trò truyền tải thông điệp tích cực tới nhóm công chúng nhận tin. Sự tin tưởng và yêu quý đến từ phía khách hàng sẽ giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của họ hơn. Trong doanh nghiệp, nhân viên PR nắm giữ rất nhiều vai trò khác nhau từ tổ chức các sự kiện đặc biệt tới xây dựng và duy trì mối quan hệ với giới truyền thông, cơ quan chức trách...
2. Ưu nhược điểm của PR dưới góc nhìn của Marketing
2.1. Ưu điểm
+ Nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng vì mức độ khách quan của truyền thông
+ Số tiền doanh nghiệp bỏ ra thấp nhưng mang lại tính hiệu quả
+ Đây là cách thức hiệu quả cho việc hướng đến đối tượng công chúng mục tiêu
+ Tác động đến nhận thức và hành vi của khách hàng
+ Hướng khách hàng đón nhận thông điệp như một tin tức thay cho một quảng cáo
+ Hình ảnh doanh nghiệp cũng được xây dựng đẹp hơn trong mắt công chúng
2.2. Nhược điểm
- Không có sự thống nhất, liên kết về mặt thông điệp
- Khó kiểm soát các phương tiện truyền thông
- Khó đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động
3. Chức năng của PR trong truyền thông
PR là một trong những công cụ không thể thiếu trong truyền thông. Nếu được sử dụng hợp lý về mặt thời điểm kết hợp với các công cụ một cách thống nhất về mặt mục tiêu chiến lược sẽ đem lại hiệu quả cao cho các chiến dịch Marketing. Trong truyền thông, PR sẽ được sử dụng dưới rất nhiều hình thức khác nhau như báo chí, tài trợ, quan hệ báo giới, quan hệ truyền thông hay trách nhiệm xã hội… Với mục đích cuối cùng là tăng được niềm tin, uy tín của khách hàng về doanh nghiệp một cách khách quan và trách nhiệm.
PR còn giúp doanh nghiệp đo lường những yếu tố sau:
➝ Số lần thông tin được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng
➝ Nắm bắt xu hướng thay đổi về thái độ của khách hàng đối với sản phẩm
➝ Sự thay đổi về doanh thu và lợi nhuận
Trong thời đại khi công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay thì cách tiếp cận bằng công cụ PR trong Digital Marketing sẽ là một lợi thế rất lớn mà doanh nghiệp cần tận dụng. Ngoài việc có thể thấu hiểu những chia sẻ, quan điểm đến từ phía công chúng, doanh nghiệp có thể sử dụng chính những khách hàng của mình trở thành phương tiện truyền thông xã hội. Sự phát triển của phương tiện social media mở ra cơ hội để họ có thể lan truyền tới công chúng tới người khác về sản phẩm và thương hiệu. Có thể thấy rõ nhất chính là việc tham gia các forum hoặc cộng đồng mọi người quan tâm. Ở những hội nhóm đó mọi người đã những quan tâm nhất định về lĩnh vực nào đó và việc của người làm Marketing chính là truyền tải hình ảnh và thông điệp đến người dùng thông qua những challenge, trends hay khiến cho chính những người trong cộng đồng truyền đi những thông tin tích cực cho doanh nghiệp của mình. Từ đó xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp đẹp hơn đến với công chúng nhận tin một cách tự nhiên và khách quan.
Kết luận
Với mong muốn đem đến cho người đọc những thông tin khách quan và chính xác nhất về Quan hệ công chúng, Brandinfo hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết cho bản thân mình. Nắm bắt thêm về một công cụ truyền thông là cách mà chúng ta có thể tới gần hơn với lĩnh vực Marketing. Ngành quan hệ công chúng cũng đang là ngành rất hot trong xu thế hiện tại bởi đây là công cụ trong việc định hướng nhận thức, cảm xúc cũng như hành vi khách hàng.
Xem thêm các kiến thức về Marketing tại blog Brandinfo