Marketplace là gì

Ngày đăng: 15/09/2020
Cùng với sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử, mô hình bán hàng B2C đã nhanh chóng có chỗ đứng vững vàng nhờ những cơ hội mới dành cho cả người bán lẫn người mua. Thế nhưng, mô hình kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng luôn tồn tại những rủi ro và khó khăn riêng của nó mà mô hình Marketplace đã ra đời để giải quyết những vấn đề này. Marketplace là mô hình kinh doanh online mới xuất hiện và nở rộ trong những năm gần đây, bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh qua hình thức này (từ cá nhân đến doanh nghiệp).

Vậy Market place là gì? và tại sao những trang thương mại lớn tại Việt Nam lại áp dụng mô hình này cho doanh nghiệp của mình mời bạn đọc cùng Brandinfo tham khảo thông tin bài viết này nhé!

1. Marketplace là gì?

B2C (tiếng anh là Business to Customer) là hình thức bán hàng giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua mạng Internet. 

Hiểu đơn giản, Marketplace hay Marketing online là mô hình thương mại điện tử trung gian kết nối bên mua và bên bán thông qua các sàn thương mại điện tử, thường là một trang web như Lazada, tiki, shoppe,... giúp kết nối khách hàng và người bán dễ dàng hơn.

Về bản chất, Marketplace trong thương mại điện tử cũng giống như chợ địa phương ở môi trường truyền thống. Là nơi cho phép người bán có thể thuê một vị trí phù hợp, để xúc tiến các hoạt động như trưng bày, giới thiệu, mua bán sản phẩm… Nói cách khác, Marketplace chính là “chợ ảo” – nơi người bán và người mua cùng truy cập vào một website để mua – bán hàng hóa

2. Phân loại Marketplace

Phân loại theo hình thức kinh doanh

Dựa theo đối tác kinh doanh là cá nhân hay doanh nghiệp, Market place được chia theo 2 hình thức C2C (Customer to Customer) và B2C ( Business to Customer). Vậy C2C là gì? B2C là gì?

C2C Marketplace là gì?

C2C Marketplace là mô hình kết nối cá nhân, hộ kinh doanh có sản phẩm cần bán đến người tiêu dùng thông qua các sàn giao dịch điện tử. Hình thức này được hiểu, bất kỳ ai có sản phẩm cần bán đều có thể trở thành những người bán hàng trên Marketplace. Đây là nhóm đối tượng ít chi phí Marketing, chưa có nhiều kênh để hỗ trợ bán hàng như website hay cửa hàng.

Kênh bán hàng trên Shoppe

B2C Marketplace là gì?

B2C Marketplace là mô hình Marketplace kết nối các doanh nghiệp, hoặc nhà phân phối chính hãng của thương hiệu tại Việt Nam đến người tiêu dùng. Đặc điểm, để nhận biết giữa B2C và C2C trên Marketplace là thông qua danh mục Mall (Shopee Mall, Lazada Mall…). Đây là nơi bán hàng dành cho các doanh nghiệp bán sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng.

Để bán hàng được trên Mall, doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông tin về chứng từ, giấy tờ gốc được pháp luật công nhận. Để trở thành nhà bán hàng C2C Marketplace sẽ đơn giản hơn B2C Marketplace rất nhiều. Do đó, những sản phẩm được bán thuộc danh mục B2C Marketplace luôn tạo được sự tin tưởng cho khách hàng.

Marketplace B2C

Phân loại dựa theo sản phẩm

Marketplace dọc: được hiểu là loại Marketplace cung cấp các sản phẩm cùng loại từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên thị trường.

Ví dụ: Gojeck là một ứng dụng đặt xe hoạt động theo hình thức Marketplace dọc. Tất cả các đối tác của Gojeck đều cung cấp một sản phẩm là dịch vụ chạy xe moto.

Marketplace ngang: được hiểu là loại Marketplace cung cấp nhiều sản phẩm, khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm tương tự như cùng ngành hàng, sản phẩm có đặc điểm giống nhau…

Ví dụ: Now là Marketplace ngang cung cấp các sản phẩm chung nhóm ngành dịch vụ ăn uống như cafe, thức ăn nhanh, trà sữa…

Marketplace hỗn hợp: là loại Marketplace bán đa dạng tất cả các sản phẩm khác nhau.

Ví dụ: Tiki kết hợp giữa mô hình Marketplace hỗn hợp và mô hình Inventory (tự bán các sản phẩm của doanh nghiệp). Các doanh nghiệp có thể đăng ký bán hàng trên sàn Tiki với nhiều loại sản phẩm như mỹ phẩm, điện tử, đồ gia dụng, thời trang…. Còn các sản phẩm thuộc sở hữu của Tiki được bán trên Tiki Trading.

3. Nên hay không bán hàng online trên Marketplace

Marketplace có sức hấp dẫn đối với các cá nhân, hay doanh nghiệp muốn kinh doanh trực tuyến. Vậy đây có phải là kênh bán hàng hiệu quả nhất không? Hãy tham khảo thông tin ưu, nhược điểm khi bán hàng online trên Marketplace trong phần này nhé!!

Ưu điểm khi bán hàng online trên Marketplace

Tiếp cận được lượng lớn khách hàng: hiện nay, số lượng người truy cập trên các sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng, đây là một cơ hội để sản phẩm trên Marketplace có thể dễ dàng tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Giúp người bán tiết kiệm chi phí:

  • Chi phí Marketing: bán hàng trên Marketplace bạn không cần tốn quá nhiều chi phí  cho quảng cáo sản phẩm, thiết kế website hay mua tên miền…
  • Chi phí quản lý: nếu kinh doanh tại cửa hàng truyền thống, bạn sẽ mất một số chi phí cho các hạng mục như nhân viên, quản lý hàng tồn kho… Trong khi đó, bán hàng trên Marketplace các chi phí này sẽ được cắt giảm tối đa, vì mọi hoạt động quản lý đều thông qua các danh mục trên sàn giao dịch.
  • Chi phí logistics: đa số các sàn giao dịch thương mại điện tử theo mô hình Marketplace đều hỗ trợ người bán các khâu như xử lý đơn hàng, đóng gói, vận chuyển…

Tạo niềm tin cho khách hàng :

Các sản phẩm mua bán qua Marketplace có tên tuổi như Lazada, Tiki, Shopee,… khách hàng sẽ yên tâm hơn thông qua các chính sách mà Marketplace cam kết. Vì vậy, với cá nhân hay doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, hình thức bán hàng qua các Marketplace này sẽ tăng thêm mức độ uy tín cho sản phẩm.

  • Chính sách cam kết hàng chính hãng của Tiki

chính sách cam kết của tiki

  • Chính sách cam kết của Shoppe

chính sách cam kết của Shoppe

  • Chính sách cam kết của Lazada

chính sách cam kết của Lazada

Ngoài những nền tảng trên, còn có một số nền tảng như Marketplace trên Facebook, zalo nhưng những hình thức này vẫn chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Bạn nên cân nhắc lựa chọn tốt Marketplace uy tín để bán hàng nhé! Marketplace facebook là gì ?

Nhược điểm khi bán hàng online trên Marketplace

Bên cạnh những ưu điểm mang lại, bạn cũng cần xem đến những nhược điểm dưới đây khi quyết định bán hàng trên những kênh này nhé.

  • Mất phí hoa hồng khi sản phẩm được bán

Đương nhiên rồi, tùy vào từng loại Marketplace hay từng loại sản phẩm, khi bán được hàng bạn phải trả một mức hoa hồng theo quy định. Điều này có thể ảnh hưởng đến doanh thu, bạn nên cân nhắc xem lợi nhuận và phí hoa hồng phải trả có hợp lý không trước khi đăng ký làm nhà bán hàng trên Marketplace.

  • Đối thủ cạnh tranh trên Marketplace nhiều

Nhiều nhà cung cấp cùng bán một sản phẩm giống bạn trên Marketplace, thì việc đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh là điều dễ hiểu. Trên Marketplace, khách hàng có thể dễ dàng so sánh giá cả, ưu đãi giữa các sản phẩm với nhau, để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất. Cho nên, có thể bạn sẽ mất khách chỉ trong 1 giây! 

  • Không thể kiểm soát được dữ liệu khách hàng

Hầu hết, tất cả các thông tin, dữ liệu về khách hàng đều được lưu trữ trên nền tảng Marketplace. Vì vậy, bạn phải chấp nhận việc không thể sử dụng các dữ liệu này để nhắm mục tiêu cho chiến lược Marketing trên website, hay bất cứ kênh nào khác.

Bên cạnh đó, khi không muốn kinh doanh trên Marketplace nữa, mọi dữ liệu như lịch sử bán hàng, thống kê doanh số, thông tin khách hàng… đều không thể lấy lại.

Đây là những dữ liệu cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến những định hướng và chiến lược bán hàng trong tương lai. Việc không thể kiểm soát dữ liệu trên Marketplace là một trở ngại lớn trong kinh doanh trực tuyến.

Từ những ưu, nhược điểm Brandinfo phân tích ở trên, kết hợp với quy mô và mục tiêu kinh doanh của mình, bạn sẽ cân nhắc và quyết định nên bán hàng trên Marketplace hay tìm kiếm thêm những hình thức khác?

4. Giải pháp kinh doanh online hiệu quả

Marketplace là một kênh bán hàng trực tuyến tiềm năng đối với những cá nhân có ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên đi kèm với đó là sự phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba, lâu dần bạn sẽ mất đi những thông tin giúp mình có thể chủ động kiểm soát và định hướng cho doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp lớn, Marketplace chỉ nên là một kênh bán hàng phụ. Bạn phải xây dựng một nền tảng kinh doanh trực tuyến cho riêng mình!

"Kết hợp kinh doanh trên cả Website và Marketplace"

Dù là kinh doanh online hay offline, bạn đều phải xác định kênh bán hàng chính mình muốn tập trung? Bạn không nên sử dụng kênh bán hàng mà mình không kiểm soát được dữ liệu như Marketplace để làm kênh chính thức. Vì vậy xây dựng website bán hàng chính là cốt lõi trong bán hàng trực tuyến. Lúc này, website trở thành trung tâm cho mọi hoạt động Marketing: xây dựng thương hiệu, thu thập dữ liệu khách hàng… và Marketplace trở thành kênh bán hàng hỗ trợ tăng doanh số. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp B2C vừa kết hợp xây dựng Website, vừa mở gian hàng trên Marketplace.

Mặc khác, xây dựng thêm kênh bán hàng Website là một cách để bạn tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Bởi với những khách hàng đã biết và muốn mua sản phẩm có thể truy cập trực tiếp vào Marketplace. Nhưng với những khách hàng muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn về sản phẩm hoặc các thông tin hữu ích trong một lĩnh vực, thì Marketplace khó tiếp cận và nuôi dưỡng được nhóm đối tượng tiềm năng này.

Lúc này để người dùng có thể tìm thấy bạn trên Google, thì SEO chính là cách bền vững và chất lượng nhất.

Sau khi khách hàng đã truy cập vào website, bạn sẽ thu thập được các dữ liệu quan trọng (bằng cách sử dụng dữ liệu truy cập lịch sử, form đăng ký nhận bản tin, lịch sử đơn hàng,…) để phối hợp với các hình thức Remarketing (tiếp thị lại) như Email Marketing, Facebook Ads, Google Ads,… nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.

Bạn có thể kinh doanh qua các kênh khác như Facebook, Zalo, Marketplace,… Nhưng website vẫn nên là “trái tim” trong chiến lược kinh doanh online của bạn.

5. Các mô hình Marketplace chủ yếu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những mô hình Marketplace thông qua các website thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee… 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mô hình Marketplace không chỉ phát triển thông qua các website thương mại điện tử, mà còn nhân rộng ở nền tảng mạng xã hội và ứng dụng (app).

Lazada - đơn vị tiên phong áp dụng mô hình Marketplace tại Việt Nam

Lazada là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình thương mại điện tử Marketplace tại thị trường Việt Nam. Họ đã xây dụng một trang web thương mại B2C chuyên nghiệp kết hợp với dịch vụ hổ trợ khách hàng, tối ưu hoá thao tác đặt hàng, hổ trợ nhiều hình thức thanh toán và đồng thời cam kết bảo mật thông tin cá nhân của người dùng.

Tiki - đã chuyển từ B2C sang Marketplace

Trước đây, mô hình kinh doanh của Tiki áp dụng hình thức B2C để hoạt động, tức các sản phẩm sẽ được họ lấy về, lưu kho đồng thời chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng, giao hàng, hổ trợ khách hàng,… Mặc dù các sản phẩm được cung cấp bởi Tiki đều được đảm bảo về mặt chất lượng, hỗ trợ đổi trả nhanh chóng nhưng các mặt hàng ở Tiki thường không đa dạng và phong phú nếu so với Lazada hay một số trang thương mại điện tử khác.

Ở giai đoạn cuối năm 2017, Tiki đã chuyển mình từ B2C sang Marketplace – hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử tương tự như Lazada thì giờ đây các sản phẩm và dịch vụ của họ đang rất đa dạng và phong phú với hơn 10 ngành hàng. 

Shopee - Kết hợp 2 mô hình B2B và C2C

Shopee là một sản giao dịch thương mại điện tử cũng đang trở nên rất phổ biến tại Việt Nam, Shopee được thành lập trong năm 2009 bởi Forrest Li, có trụ sở đặt tại Singapore và thuộc về tập đoàn SEA (trước đây là Garena). Vào năm 2015, Shopee lần được được giới thiệu đến thị trường Singapore và không lâu sau đó, Shopee đã có mặt ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Philipines, Indonesia và Việt Nam.

Mô hình kinh doanh của Shopee áp dụng đầu tiên là C2C Marketplace ở Việt Nam, tức là mô hình trung gian trong quy trình mua bán hàng hóa giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee tại Việt Nam đã có sự kết hợp lai khi có cả B2C, tức giữa doanh nghiệp và người dùng. Điển hình, bạn có thể vào Shopee Mall để xem các mặt hàng đến từ các thương hiệu lớn.

Sendo - mô hình giống với Shoppe B2B và C2C

Sendo là một dự án thương mại điện tử do người Việt làm chủ mà cụ thể là trực thuộc tập đoàn FPT, được ra mắt đến người tiêu dùng Việt vào tháng 9/2012. Sendo chính thức được mở rộng và trở thành sàn thương mại điện tử theo mô hình C2C. Tuy nhiên, hiện nay Sendo đã trở thành một sàn thương mại có sự kết hợp C2C và B2B khá giống với Shopee.

Marketplace trên Facebook

Marketplace facebook

Marketplace trên Zalo

marketplace trên zalo

Lời kết

Mặc dù chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây, thế nhưng mô hình Marketplace đã và đang trở nên khá phù hợp với các ông lớn thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam. Kinh doanh trực tuyến trên Marketplace ngày càng được nhiều người lựa chọn để gia tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, đây không nên là nền tảng chính nếu doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài. Bạn cần có “tài sản” riêng cho mình chính là website, sau đó kết hợp với SEO và các công cụ tiếp thị khác (Email Marketing, Facebook Marketing, Google Ads,…) để tiếp cận khách hàng, thu thập dữ liệu. Đồng thời sử dụng Marketplace để mở rộng thị trường kinh doanh.

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về mô hình mà các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đang áp dụng. 

Chúc các bạn thành công!!

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Marketing
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Thông tin Thương hiệu
Tại Hà Nội

69 B1, Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 08.3456.8179 
Email: contact@brandinfo.biz
Tại Hải Dương
121 Đặng Quốc Chinh - P. Lê Thanh Nghị - TP . Hải Dương.
Điện thoại 02203.862345 - Hotline : 09836.21121
Email: contact@brandinfo.biz