1. Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch marketing (tiếng anh là Marketing plan) là một kế hoạch chức năng, công cụ để điều hành hoạt động marketing của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu trong khoảng thời gian lên kế hoạch (tháng/ quý/ năm)
Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch Marketing cũng là một phần trong một kế hoạch kinh doanh tổng thể. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp cụ thể nó có thể tách rời thành những kế hoạch trong ngắn hạn. Một Marketing plan có thể đo lường được kết quả hoạt động Marketing của bạn. Lập một kế hoạch sẽ giúp bạn nhìn ra sự thành công của chiến dịch đó như thế nào.
Việc lập kế hoạch Marketing, quá trình thực hiện tốt sẽ giúp cho chiến lược marketing được vận hành trơn tru, xác định chiến thuật rõ ràng.
2. Tại sao cần có bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh?
Để hiểu được vì sao cần có một bản kế hoạch Marketing, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua về vai trò của kế hoạch Marketing mang lại nhé!
- Giúp bạn định vị thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ trong tương lai.
- Định hướng mọi người trong công ty đi theo một hướng nhất định dựa vào kế hoạch.
- Xác định thị trường mục và khách hàng mục tiêu .
- Xác định đối thủ cạnh tranh (trực tiếp và gián tiếp).
- Đặt mục tiêu vào khung thời gian cụ thể giúp đo lường các hoạt động Marketing.
- Giúp doanh nghiệp bạn vạch ra một chiến lược để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Bao gồm các thông điệp, kênh và công cụ bạn sẽ sử dụng.
3. Cấu trúc lập kế hoạch cho một sản phẩm, thương hiệu
Các nhà quản trị marketing phải xây dựng các kế hoạch marketing làm cơ sở tổ chức thực hiện. Mỗi bản kế hoạch marketing với nội dung xác định thị trường mục tiêu, các mục tiêu marketing cụ thể, ngân sách cho hoạt động marketing, chiến lược và một chương trình marketing bao gồm các biện pháp marketing với thời gian thực hiện cụ thể.
Nội dung chính của một bản kế hoạch Marketing cho một sản phẩm, thương hiệu.
4. Quy trình lập kế hoạch Marketing tổng thể bao gồm những gì ?
Quy trình lập kế hoạch Marketing bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a. Phân tích thị trường
Kế hoạch liên quan đến chiến lược phát triển doanh nghiệp của bạn đều phải bao hàm phân tích thị trường. Vì vậy, phân tích thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu lập kế hoạch marketing cho 1 sản phẩm mới.
Những hiểu biết của bạn về thị trường mà công ty đang hoạt động và sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của bạn trên thị trường ngành. Hãy tóm tắt tất cả những gì được đọc vì những thông tin này sẽ chứa những điều bạn cần để xác định cho bản kế hoạch Marketing của bạn.
- Vị trí của khách hàng (địa phương, khu vực, quốc gia hoặc quốc tế).
- Đánh giá về quy mô thị trường và mức tăng trưởng ước tính của thị trường.
- Xác định nhu cầu và xu hướng của thị trường.
b. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đề xuất một bản kế hoạch marketing mẫu nên bao gồm 3 đánh giá sau về những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp của doanh nghiệp:
- Họ là ai ?
- Những gì họ cung cấp.
- Tốc độ tăng trưởng của họ và thị phần của họ trên thị trường như thế nào ?
- Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
c. Phân tích sản phẩm
Xây dựng một kế hoạch marketing phải thể hiện rất rõ ràng về sản phẩm hoặc dịch vụ đang được cung cấp cho thị trường. Vì sản phẩm thúc đẩy việc tạo ra marketing - mix và chiến lược marketing.
Bạn cũng cần quan tâm đến thang lợi ích tính năng/giá trị (feature-benefit ladder) của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp ra thị trường. Khách hàng chi tiền mua sản phẩm bởi họ muốn nhận về một hoặc nhiều hơn giá trị.
d. Phân tích SWOT
Bạn có thể áp dụng mô hình phân tích SWOT để liệt kê ưu, nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities) và thách thức (threats).
Phân tích SWOT có thể cung cấp nhiều thông tin chi tiết mạnh mẽ về các vấn đề tiềm ẩn và quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến doanh nghiệp.
>> Đọc thêm: Mô hình SWOT là gì?
Ngoài phân tích SWOT, bạn cũng có thể thực hiện phân tích thêm 5C và PEST.
Xây dựng chiến lược, mục tiêu Marketing
Giai đoạn chiến lược của kế hoạch marketing liên quan trực tiếp đến việc đặt ra mục tiêu. Lựa chọn đối tượng, nhắm mục tiêu và định vị.
Xác định mục tiêu Marketing doanh nghiệp cần tham khảo qua các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp cần chiếm được thêm bao nhiêu phần trăm thị phần trong năm tới?
- Có nội dung xác định nào cần phải đạt được hay không?
Dựa vào tình hình thực tế và kế hoạch mà doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu từ tài chính cho tới mở rộng thị trường, lợi nhuận thu về cho tới số lượng người biết tới thương hiệu,…
Lưu ý rằng: Mục tiêu phải đáp ứng theo nguyên tắc S.M.A.R.T (cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, thực tế và dựa trên thời gian)
Việc tạo ra các mục tiêu marketing là một trong những bước quan trọng nhất mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Công ty bạn phải biết chính xác nhất có thể những gì muốn đạt được.
e. Định vị
Một số câu hỏi về cách tiếp cận để định vị thương hiệu:
- Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn có giá cao hơn hay giá thấp hơn đối thủ?
- Công ty của bạn lựa chọn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hay chất lượng trung bình?
- Thời gian giao hàng cho khách hàng nhanh hơn, chậm hơn hay giống như các đối thủ?
f. Áp dụng Marketing mix
Marketing Mix (marketing hỗn hợp) là một khái niệm cơ bản và quan trọng trong Marketing. Là tập hợp các công cụ marketing được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục đích trong thị trường mục tiêu.
Xác lập marketing - mix gồm: đặc tính, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, bao gói, định giá, hệ thống phân phối, lực lượng bán, dịch vụ, quảng cáo, khuyến mại... Có thể thêm các P riêng có của sản phẩm/dịch vụ như chính trị, chính sách, PR...
Kết hợp 2 mô hình 4Ps hoặc 7Ps là cách tuyệt vời giúp bạn lựa chọn những chiến thuật và xây dựng chương trình marketing phù hợp với chiến lược và thị trường mục tiêu.
>>Xem thêm: Marketing Online là gì?
g. Kế hoạch hành động
Một kế hoạch Marketing mẫu thực hiện chi tiết các biện pháp marketing hỗn hợp trong đó chỉ ra những công việc phải làm, phân công con người cụ thể để thực hiện, thời gian thực hiện và chi phí.
Ví dụ: chương trình ghi rõ khi nào doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới, đầu tư bao nhiêu cho phát triển sản phẩm mới, chi phí cho quảng cáo là bao nhiêu, khi nào tiến hành và ai thực hiện quảng cáo.
h. Xác định ngân sách
Một kế hoạch hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng tạo ra được thu hút được sự chú ý lớn từ người tiêu dùng.
Các thông tin được đề cập trong phần này bao gồm xác định điểm hòa vốn, dự đoán doanh thu và dự đoán chi phí.
- Xác định điểm hòa vốn: Thời điểm mà công ty bắt đầu tạo ra lợi nhuận.
- Dự báo doanh thu: Là mức doanh thu mà công ty dự kiến đạt được dựa trên kế hoạch marketing được chọn.
- Dự báo chi phí cho marketing: Tổng chi phí/ngân sách là một số tiền có thể được sử dụng để duy trì các hoạt động dựa trên mục tiêu của kế hoạch marketing.
i. Đo lường, đánh giá
Đo lường là giai đoạn cuối cùng của quá trình lập kế hoạch marketing. Giúp bạn vạch ra những gì công ty của bạn sẽ làm để thực hiện kế hoạch. Giai đoạn này chỉ ra cách đánh giá hiệu quả của các nỗ lực marketing. Hiện nay, các công ty thường đặt KPI cho mỗi công việc trước khi bắt đầu triển khai.
Đo lường cũng giúp bạn dễ dàng theo dõi và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch thông qua kiểm soát. Nói cách khác, giai đoạn này của kế hoạch là tất cả về số liệu, kết quả và thời hạn.
Lời kết
Nội dung bài viết trên là kiến thức tổng quan về lập kế hoạch Marketing đã được Brandinfo tổng hợp tương đối đầy đủ. Những nội dung trên giúp doanh nghiệp bạn xác định hướng đi rõ ràng và áp dụng triển khai kế hoạc Marketing 4p thành công.
Chúc các bạn xây dựng kế hoạch Marketing thành công !
>> Tìm hiểu thêm bài viết về Marketing tại Blog của Brandinfo