Trong quá trình SEO website thường có nhiều sự cố, vấn đề xảy ra khiến các SEOer lo lắng. Để website được xếp hạng cao trên Google, bạn cần giảm thiểu tối đa những sự cố gặp phải. Một trong số đó là “Thin Content” - nội dung mỏng. Thin Content không chỉ khiến Google xếp hạng thấp website của bạn mà trang web của bạn còn có thể bị xóa khỏi trình tìm kiếm. Bên cạnh đó, Thin Content còn khiến website của bạn mất đi sự uy tín trong mắt khách hàng. Vậy làm thế nào để xác định website của bạn có bị Thin Content hay không và khắc phục nó như thế nào? Bài viết dưới đây Brandinfo sẽ cung cấp một số biện pháp để giải quyết trường hợp này.
Thin Content là gì?
Thin Content theo nghĩa đen được hiểu là Nội dung mỏng. Khi website của bạn gặp phải trường hợp này tức là website thiếu những nội dung có giá trị với người dùng. Với trường hợp này, thuật toán của Google sẽ đánh giá thấp, xếp hạng website của bạn thấp đi. Thậm chí, website có thể bị deindex trong thuật toán của Google.
Đặc biệt các trang đánh giá sản phẩm sẽ dễ gặp phải lỗi này. Các sản phẩm được đăng trên trang web của họ sẽ chỉ thêm một vài nội dung bên cạnh các thông số và hướng dẫn từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong nội dung lại chứa quá trình affiliate link. Những bài viết như này thường không đem lại nhiều giá trị cho người đọc. Do đó, tỷ lệ thoát trang cũng tăng lên đáng kể.
Hoặc với những trang web chứa nội dung kém chất lượng nhưng lại chứa nhiều backlink cũng bị trường hợp này. Những trang web chứa nhiều nội dung rác sẽ dễ dính phạt từ phía Google.
Nếu bạn lo lắng rằng bài viết ngắn sẽ khiến chất lượng nội dung bị thuyên giảm thì thực tế chứng minh điều ngược lại. Những trang chuyên chia sẻ về nhạc, hình ảnh,... có nội dung ngắn nhưng giữ chân người dùng rất lâu. Như vậy, bạn cần tập trung vào giá trị nội dung đem đến cho người dùng. Đem đến cho người dùng những bài viết chất lượng, cung cấp đầy đủ thông tin để giữ chân họ.
6 dạng “Thin Content” phổ biến
Nội dung của trang web không hữu ích, thiếu chiều sâu
Một trang web có nhiều bài viết không hẳn là một trang web hữu ích với khách hàng. Nguyên nhân chính là vì người đọc không tìm được câu trả lời trong nội dung mà trang web cung cấp. Vậy nên họ rời đi và tìm thông tin tại những địa chỉ khác. Tuy nhiên, một trang web với những thông tin quá chuyên môn cũng không hẳn được xếp hạng hàng đầu. Nếu nội dung quá sức trừu tượng sẽ khiến khách hàng thấy khó hiểu và không muốn tiếp tục. Những nội dung được xếp hạng tốt trên Google thường là những nội dung trả lời được tất cả các câu hỏi của khách hàng, thậm chí trả lời được nhiều hơn. Đặc biệt, những nội dung này không chỉ giải đáp được vấn đề của khách hàng mà còn dễ hiểu, gần gũi.
Nội dung website bị trùng lặp
Nội dung trùng lặp hay lặp lại là một dấu hiệu mạnh mẽ để Google xét trang web của bạn là chất lượng thấp và “thin content”. Trong trường hợp này, một số nội dung trên trang web của bạn không cần thiết hoặc bị trùng lặp.
Một ví dụ cụ thể cho trường hợp này là việc viết lặp lại nội dung để đủ số từ. Với một bài viết 2000 từ nhưng chỉ lặp đi lặp lại 1 nội dung sẽ bị xét là “Thin Content”. Bởi nội dung này không cung cấp được giá trị cần thiết cho người đọc. Bên cạnh đó, khi nhiều bài viết của bạn chứa thông tin gần giống hoặc giống hệt nhau thì Google và người đọc đều không thể xác định được đâu là nguồn tin ban đầu.
Nội dung bị copy từ trang web khác
Copy nội dung là một điều cấm kỵ khi nói đến SEO. Bởi những nội dung copy từ nguồn khác sẽ không đem đến nhiều giá trị cho người dùng. Vậy nên Google sẽ giảm tối đa việc hiển thị những trang web dính lỗi này cho người dùng.
Bên cạnh đó, việc dùng nội dung copy từ những trang web khác sẽ khiến bạn mất đi mối quan hệ và lòng tin với khách hàng. Việc này sẽ là mối nguy hiểm tiềm ẩn cho quá trình phát triển trong tương lai của trang web.
Các trang cửa ngõ hoặc trang liên kết chất lượng thấp
Trang cửa ngõ hay còn gọi là trang cầu nối ( Doorway pages) là những trang con được dùng để làm cầu nối trung gian giúp chuyển người dùng từ trang yêu cầu ban đầu sang những trang hoặc web có nội dung khác.
Các trang cửa ngõ và các trang liên kết chất lượng thấp thường định hướng, thao túng người dùng. Những liên kết này được tạo ra để chuyển hướng nội dung trang web với mục đích là có được xếp hạng cao hơn trên Google. Đích đến của những đường liên kết này thường hiển thị một số nội dung cho các công cụ tìm kiếm hoặc chuyển người dùng tới một website khách hoàn toàn để thu hoa hồng. Đây đều là những hành vi bị Google nghiêm cấm, vì nó có thể gây nên những hiểu lầm và hậu quả không tốt. Hiện nay Google đã cải tiến thuật toán để phát hiện những đường link “độc hại” này nhanh và triệt để hơn. Vậy nên hãy cẩn thận với những đường link liên kết bạn sử dụng trong trang web của mình.
Các danh mục, thẻ hay trang tác giả dính “Thin Content”
Các danh mục, thẻ hay trang tác giả ( Category, tag or author pages) là một trong số trường hợp dễ bị “Thin Content” nhất. Trong trường hợp trang web của bạn hoạt động được một thời gian, có thể trang sẽ bị sót lại một số nội dung đã làm trước đó. Ví dụ, website của bạn cho phép số lượng lớn người ghé thăm đăng bài. Trong số đó có những người có trang tác giả (author pages) không uy tín. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc xếp hạng nội dung của Google. Hoặc bạn tạo ra quá trình thẻ gây nên sự quá tải, rối loạn trong website của bạn khiến các công cụ tìm kiếm khó xử lý. Ví dụ như các Trang thương mại điện tử, có nhiều hạng mục sản phẩm khác nhau nhưng có rất nhiều trong số đó có danh mục hoặc trang sản phẩm trống.
Để giải quyết những vấn đề này, bạn nên kiểm tra định kỳ trang web của mình. Lọc trang web hoặc kiểm tra tab Mức độ phù hợp (Coverage) trong Công cụ tìm kiếm của Google (Google Search Engine) có thể giúp bạn phát hiện các trang web gặp vấn đề. Sau đó, bạn có thể phục hồi, xóa hoặc chuyển hướng các trang này.
Quá nhiều quảng cáo hoặc cửa sổ pop-up
Nhiều trang web có chứa quá nhiều quảng cáo và pop - up ( cửa sổ bật lên ) thường bị Google đánh giá là nội dung không đủ chất lượng. Những nội dung này không chỉ không làm khách hàng hài lòng mà những quảng cáo, cửa sổ mới bật lên càng làm người đọc khó chịu. Những điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng của trang trên Google
Làm thế nào để xác định website có bị “Thin Content” không ?
Với những rắc rối mà “Thin Content” đem đến, bạn cần đảm bảo website không dính lỗi này. Để biết được website có bị hay không, bạn có thể sử dụng các công cụ liên quan hoặc tự biên tập lại nội dung. Dưới đây là một vài đề xuất để giúp bạn xác định được website của mình có bị “nội dung mỏng” hay không.
Thống kế các trang nội dung mỏng qua Google Search Console
Google Search Console là một trong những công cụ chất lượng để xác định “nội dung mỏng”. Công cụ này sẽ giúp bạn có được những dữ liệu tốt, trực quan - thể hiện cách Google quan sát trang web của bạn. Đây là một yếu tố quan trọng mà nhiều người làm SEO quan tâm. Dựa trên những dữ liệu này, bạn có thể xác định website của mình có bị “Thin Content” hay không bằng cách trả lời những câu hỏi cụ thể
Website của bạn có đang sở hữu nhiều bài đăng sử dụng 1 từ khóa chính hay không?
Có nhiều nội dung không sử dụng đúng từ khóa hoặc không liên quan đến thương hiệu hay không?
Có bài đăng nào với số từ thấp bất thường hay không
Có nhiều bài viết nhận được ít hoặc không có lưu lượng truy cập hoặc hiển thị hay không ?
Có trang nào không có danh mục hoặc không có nội dung hay không ?
Bằng cách trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp bạn xác định được nội dung của trang web có chất lượng hay không hoặc cần khắc phục như thế nào.
Thiết lập các từ khóa chính của bạn trong trình theo dõi xếp hạng - Rank Tracker
Thiết lập một trình theo dõi xếp hạng sẽ cảnh báo bạn những vấn đề liên quan đến nội dung. Việc xếp hạng này sẽ giúp bạn nhận diện hai vấn đề bao gồm: Thin Content - Nội dung mỏng hoặc Keyword Cannibalization - Ăn thịt từ khóa. Những cảnh báo này sẽ giúp bạn thống kê được xem trang web có bị giảm thứ hạng hoặc bị Google xóa khỏi danh mục tìm kiếm hay không.
Tìm kiếm những tiêu đề hay mô tả meta trùng lặp
Bạn có thể kiểm tra những tiêu đề hoặc mô tả meta trùng lặp bằng công cụ hỗ trợ như Screaming Frog. Những tiêu đề, mô tả meta trùng lặp sẽ khiến Google và người đọc không xác định được bài viết gốc hoặc nội dung họ muốn tìm kiếm. Việc hai trang giống hệt nhau cũng khiến việc điều hướng nội dung trong trang web gặp khó khăn.
Dùng trình thu thập thông tin trang web để tìm nội dung trùng lặp
Để tìm kiếm nội dung trùng lặp trong trang web bạn có thể sử dụng công cụ Screaming Fog. Công cụ sẽ thu thập nội dung có trong trang web để so sánh chúng với nhau và chỉ ra những nội dung bị trùng lặp. Hoặc bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra đạo văn để kiểm tra vấn đề này.
Biện pháp để khắc phục Thin Content
Để tránh được trường hợp website bị “Thin Content”, bạn nên cẩn thận trong quá trình sáng tạo nội dung cho website. Nếu như trang web của bạn đã bị vướng vào trường hợp này thì bạn vẫn có thể cải thiện với một số cách sau:
Mở rộng những nội dung có số lượng từ thấp và không có chiều sâu
Với những bài viết có số lượng từ quá ít, bạn nên bổ sung thêm để đạt được số từ phù hợp. Bạn có thể bổ sung thêm kiến thức, giải pháp hoặc các tip trong bài viết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đưa những thông tin có giá trị để giữ chân khách hàng đọc bài viết. Ngoài ra, bạn không nên lặp lại nội dung để tránh mắc vào lỗi trùng lặp.
Chỉnh sửa những lỗi tồn tại trong bài viết
Những bài viết mắc nhiều lỗi: sai ngữ pháp, sai chính tả, không rõ nghĩa thường không đem lại nhiều giá trị cho người đọc. Những bài viết như vậy thường không được ưa thích và không giữ chân người đọc được lâu. Bạn có thể chỉnh sửa, viết lại bài viết một cách rõ ràng, cụ thể hơn để thu hút khách hàng.
Thay thế với một nội dung mới
Với những bài viết có lượt truy cập quá thấp hoặc thời gian truy cập ngắn, bạn nên xem xét loại bỏ và thay thế bằng một nội dung hoàn toàn mới. Khi thay thế nội dung khác, bạn nên tìm kiếm các từ khóa phù hợp cho chủ đề đó. Ngoài ra bạn cũng cần đầu tư thêm về nội dung kiến thức, giọng văn để người đọc cảm thấy thu hút. Khi gỡ bài viết cũ và thay thế nội dung mới bạn cần đảm bảo URL cũ đã chuyển hướng sang URL mới.
Xóa bỏ nội dung quá kém
Nếu nội dung quá kém không thể chỉnh sửa hoặc thay thế thì bạn nên bỏ hẳn để tránh ảnh hưởng đến thứ hạng trang web. Khi xóa nội dung này, bạn cần đảm bảo URL trả về mã lỗi 404 (không tìm thấy) hoặc 410 (đã biến mất).
Những nội dung bạn nên loại bỏ:
Từ khóa trong bài viết không liên quan đến thương hiệu hoặc dịch vụ/sản phẩm bạn cung cấp
Nội dung không tập trung vào mục tiêu chuyển đổi để thu hút khách hàng tiềm năng
Nội dung không phù hợp, có ít lượt tìm kiếm
Các thẻ hoặc danh mục không theo chủ đề, không tiếp tục sử dụng được nữa.
Ngoài ra, bạn có thể tự kiểm tra những nội dung trong trang web của mình đã phù hợp với cách tìm kiếm của người đọc hay chưa. Bạn có thể khắc phục nội dung theo một số gợi ý sau:
Tối ưu URL, mô tả Meta, Title
Xóa những quảng cáo hay CTA quá lộ liễu
Bổ sung Internal link và External link chất lượng
Thêm những nội dung trực quan như hình ảnh, video,...
“Thin Content” - nội dung mỏng gây ra ảnh hưởng xấu tới thứ hạng của website. Do đó, bạn nên hạn chế nhất có thể những nội dung kém chất lượng, các quảng cáo hoặc pop-up không liên quan. Việc đầu tư vào nội dung trang web cũng sẽ giúp thương hiệu của bạn có uy tín, chất lượng hơn trong nhận thức của khách hàng. Qua đó xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng. Brandinfo hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về Thin Content, cách xác định và cách khắc phục trường hợp này.