SEO onpage là gì? Thấu hiểu SEO onpage từ A đến Z [cập nhật 2020 ]

Ngày đăng: 28/05/2021
SEO onpage là gì? Chắc hẳn bạn đã nghe đến SEO on page rất nhiều lần. Nếu bạn là một Marketer nói chung và SEOer nói riêng, bạn cần nắm rõ 18 seo on page checklist dưới đây để tối ưu hoàn hảo nhất cho on-page website của bạn. Seo onpage gồm các công việc nào, cùng Brandinfo tìm hiểu cách tối ưu SEO onpage dưới bài viết này.

1. SEO onpage là gì?

SEO onpage (SEO bên trong website) là quá trình tối ưu hóa từng trang trên website để có kết quả thứ hạng nằm top 1 trong các trang kết quả tìm kiếm( SERPs)

SEO on-page đề cập đến các mã nguồn nội dung và mã HTML của một trang cần tối ưu hóa như nội dung, hình ảnh, đa phương tiện, các thẻ Meta,... trái ngược với SEO off-page là các hoạt động liên quan đến các liên kết bên ngoài. SEO onpage là cách dễ nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của mình.

2. Tại sao cần tối ưu SEO onpage website của bạn

Để đưa từ khóa lên TOP trên bảng kết quả tìm kiếm thì content không là chưa đủ, bạn phải đảm bảo bài viết được tối ưu chuẩn SEO onpage, kết hợp đồng thời với một số kỹ thuật offpage. 

Ngoài ra, viết bài chuẩn SEO onpage ngay từ đầu sẽ giúp bạn dễ kiểm chất lượng nội dung, từ đó dễ dàng tối ưu SEO về sau này.

Trên cơ bản, một bài viết chuẩn SEO cần đáp ứng những tiêu chí SEO về title, meta description, H1, H2, URL…

Mục tiêu cuối cùng với SEO Onpage là thông báo với ‘công cụ tìm kiếm’ và giúp người tìm kiếm thông tin hiểu được ý nghĩa và ngữ cảnh của bài viết.

>> Mẫu thiết kế website chuẩn SEO bạn nên làm ngay bây giờ

3. 16 checklist hướng dẫn SEO onpage hoàn hảo.

Tối ưu SEO onpage ảnh hưởng từ 3 nhóm yếu tố chính đó là: Kiến trúc và HTML, Content, Trải nghiệm người dùng. 3 nhóm yếu tố này bên trong gồm những gì, cùng Brandinfo đi tìm hiểu nhé!!

3.1 Kiến trúc và HTML

Sử dụng URL hiển thị thân thiện với người dùng trong SEO onpage

Nghe tên tiêu đề bạn cũng đã hình dung ra được, URL là yếu tố rất rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến SEO onpage.

Hãy sử dụng từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất vào URL của bạn. 

Một URL chuẩn SEO, phải hội tụ đủ 3 yếu tố:

  • Chứa từ khóa chính cần SEO ( từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất)
  • Ngắn gọn nhưng bao hàm nội dung bài viết ( URL chuẩn thường có 60 chữ )
  • URL có nội dung liên quan đến bài viết.

Vậy tối ưu hóa URL như thế nào?

  • URL tốt nên chứa nhỏ hơn 255 ký tự, và sử dụng dấu “-” để ngăn cách chữ.
  • URL được tối ưu thường sẽ ngắn gọn, và chứa từ khóa cần SEO

Ví dụ về URL ĐƯỢC tối ưu:

https://brandinfo.biz/kien-thuc-seo

https://brandinfo.biz/thiet-ke-website-du-lich

https://brandinfo.biz/thiet-ke-website-theo-yeu-cau

Ví dụ về URL CHƯA được tối ưu

https://brandinfo.biz/website/236/144-260-341.html

Chú ý:

  • Tránh URL không có ý nghĩa hoặc URL dài
  • Nên gộp nhiều từ khóa có cùng mục đích tìm kiếm (Search Intent) vào chung một URL để có thể SEO nhiều từ khóa cùng lúc.

Tiêu đề - từ khóa luôn nằm đầu tiêu đề

Trước đây, bạn có thể đặt một vài từ khóa vào title thôi cũng đủ tăng cơ hội xếp hạng trang của bạn rồi. Tuy nhiên, Google đã nắm bắt được thủ thuật này và tiến hành giảm tầm quan trọng của việc chèn từ khóa chính xác trong tiêu đề.

Một số lưu ý khi thực hiện tối ưu title:

  • Thẻ tiêu đề tối ưu tốt nhất nên để max 60 ký tự

  • Mỗi title ngăn cách nhau bằng | hoặc –

  • Title nên chứa những từ khóa cần SEO onpage có lượng search cao thứ 2 (Từ khóa có lượng search cao nhất sẽ để ở URL)

  • Title không được chứa chính xác 100% từ khóa đã có trong URL

     Ví dụ: URL đã là thiet-ke-website thì title không nên chỉ là “thiết kế webiste” giống với URL mà nên là “thiết kế website chuyên nghiệp”.

  • Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu title giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.

  • Title nên khác Heading 1. Bạn nên đặt title với những từ khóa liên quan hoặc từ khóa giống nhau.

  • Càng nhiều từ khóa ở title càng tốt, nhưng phải tự nhiên

Ví dụ: Đối với keyword “Thiết kế website nội thất chuyên nghiệp Hà Nội” bạn có thể lên top từ khóa “Thiết kế web nội thất, website nội thất Hà nội, thiết kế website nội thất…”

Nếu bạn tối ưu SEO onpage cho trang chủ (homepage) thì trang chủ cần phải:

  1. Có tên thương hiệu ở title.

  2. Title phải thể hiện được nội dung của toàn bộ domain và hỗ trợ rõ nghĩa cho các thư mục lớn.

>>> Domain là gì, tham khảo bài viết “Domain là gì? của Brandinfo nhé!

H1 trong onpage SEO

Thẻ H1 luôn dành cho Tiêu đề và do đó Tiêu đề của bạn nên được bao quanh thẻ này. Tuy nhiên, đừng nên tối ưu hóa quá mức bằng cách thêm từ khóa vào các tiêu đề phụ là H2, H3 và H4. Google không đánh giá cao việc này !!

Mục đích của thẻ H là cho Google biết nội dung bài viết của bạn được cấu trúc như thế nào, và tính dễ đọc ra làm sao. 

H1 trong seo onpage

Google gần đây luôn tìm kiếm sự liên quan trong mỗi bài viết. Vậy nên, khi tối ưu tối ưu Onpage SEO với thẻ heading 1, hãy cố gắng đa dạng, tạo sự liên quan và hướng tới người dùng nhiều nhất có thể nhé!

  • Heading 1 chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm (có lượng search thứ 3)

  • Heading 1 bao hàm nội dung bài viết

  • Thẻ H1 là duy nhất. Nếu bạn có nhiều thẻ Heading 1, sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của bài viết

  • Heading 1 phải khác với Title và URL và nên là từ khóa LSI khác.

H2, H3 trong onpage SEO

Ngoài việc tối ưu heading 1, các bạn cần chú trọng tối ưu heading 2-3 để giúp Google có thể đọc về nội dung website của bạn.

Một số lưu ý khi tối ưu heading H2, H3:

  • Ngắn gọn, xúc tích thể hiện nội dung của đoạn văn sắp tới bạn đang đề cập

  • Triển khai nhiều subheading

  • Heading chứa một số từ khóa liên quan hoặc semantic keywords. Đừng quá nhồi nhét từ khóa, phải ưu tiên ngắn gọn và thể hiện nội dung của đoạn

  • Các heading 2-3 ảnh hưởng trực tiếp đến SEO. Còn 4-6 thì không ảnh hưởng đến nhiều ( bạn chỉ cần xây dựng bố cục bài viết đến H3 là được rồi nhé)

Thẻ Schema

Thẻ Schema là dữ liệu có cấu trúc giúp cho công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng biết một website nói về nội dung gì và các thành phần khác nhau trên trang đó. Nhờ đó cho phép công cụ tìm kiếm trả về kết quả hữu ích hơn với truy vấn của người dùng.

Điều này không áp dụng cho mọi loại nội dung, tuy nhiên bạn nên tận dụng nó ở những nơi có. Dưới đây là ảnh chụp màn hình từ kết quả tìm kiếm cho trang Za'atar Recipe và bạn sẽ thấy sự khác biệt khi sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc.

Tại hình ảnh dưới, có một ví dụ về kết quả tìm kiếm đơn giản truyền thống, một kết quả có xếp hạng sao, một kết quả có hình ảnh và cuối cùng là kết quả có cả dấu sao và hình ảnh với các thành phần công thức.

Thẻ schema onpage

Dữ liệu có cấu trúc có thể có vô số lợi ích, từ việc cải thiện CTR trong SERPs đến hiệu suất SEO tổng thể tốt hơn. Dưới đây là những gì bạn cần biết về việc thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc vào trang web của mình.

Các công cụ để thêm dữ liệu có cấu trúc:

Hướng dẫn tham khảo về cách thức hoạt động của đoạn mã phong phú / đánh dấu dữ liệu có cấu trúc:

Tối ưu thẻ mô tả (Meta Description)

Với khoảng 165 ký tự, mô tả meta là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà bạn có trong SERPs, vì đây là nơi duy nhất trong công cụ tìm kiếm mà bạn có thể nhận bản sao quảng cáo miễn phí. Hãy thêm đủ 165 ký tự đó bằng cách tận dụng không gian để kêu gọi hành động, ghi chú các đề xuất giá trị độc đáo, tên thương hiệu của bạn, mọi vị trí địa lý/ thông tin chi tiết nổi bật về doanh nghiệp của bạn, v.v.

Dưới đây là một số ví dụ về mô tả meta được thực hiện đúng:

meta-description seo onpage

Ở thời điểm hiện tại, chèn từ khóa vào Meta Description không được quan tâm nhiều bởi vì không còn hiệu quả nhiều.

Vì vậy thay vì cố gắng nhồi nhét từ khóa ở trong phần mô tả này, hãy cố gắng tối ưu cho CTR, khiến cho traffic vào website bạn cao hơn.

Từ đó, gián tiếp cải thiện thứ hạng từ khóa.

Internal link và Outbound link

Một bài viết được tối ưu hoàn chỉnh cần có sự kết hợp giữa Internal Link và Outbound link. Internal link giúp việc điều hướng người dùng, hỗ trợ Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nó còn truyền sức mạnh giữa các bài viết với nhau. Cũng như cho người dùng thêm nhiều thông tin giá trị từ đó cải thiện thứ hạng SEO của website.

Về phía Outbound Link, bạn cũng sẽ muốn liên kết đến trang web khác. Những link này giúp Google hiểu được nội dung, chủ đề của website bạn rõ ràng hơn. Và còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ với các trang web khác nữa.

Quan trọng hơn, External links có tác động tích cực đến SEO. Cụ thể, nó giúp bạn tăng độ trust (độ tin tưởng của Google) lên rất nhiều lần.

301 Redirect, 404 và Https

Nếu bạn muốn rút ngắn URL vì nó quá dài, bạn có thể dùng 301 redirect các URL cũ sang URL mới để tránh tình trạng 404 content.

chuyển hướng 301

Tuy nhiên, nếu URL của bạn dài nhưng bài viết của bạn đã lên top cao (từ top 3 trở lên) thì chúng tôi khuyên bạn không nên đụng vào URL này quá nhiều.

Vì khi bạn đổi URL, nó sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc website, khiến Google bối rối về website của bạn. Do đó hãy hết sức cẩn thận khi đổi URL cho những bài viết cũ. Theo thống kê của Ahrefs năm 2016, 80% website xếp hạng 1 của Google hiện chưa sử dụng Https.

Nhưng vào 2014, thống báo chính thức của Google đã công bố Https như một tín hiệu SEO trong SEO onpage.

Cụ thể, vào hai ngày 18 và 19/8/2017 vừa qua, Google Webmaster Tools cũng gửi hàng loạt thông báo. Những thông báo về các Webmaster bảo rằng nên cài đặt https đối với các trang web chưa cài đặt.

Vì vậy hãy chuyển qua https ngay nhé! (Hãy cập nhật thường xuyên các thông báo từ Google)

3.2 Nội dung

Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên

Nội dung nên sử dụng các từ khóa một cách tự nhiên nhất, sử dụng các từ liên quan theo ngữ cảnh. Điều này còn được gọi là LSI (Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn), có nghĩa là từ đồng nghĩa và từ khóa biến thể đóng mà Google sử dụng để xác định tốt hơn mức độ liên quan của trang. 

Ví dụ: nếu bạn đang làm việc trên trang đích về ban nhạc The Rolling Stones, các phương pháp hay nhất về SEO sẽ chỉ ra rằng bạn sẽ sử dụng cụm từ “Rolling Stones” xuyên suốt, cũng như các cụm từ liên quan như “rock n roll”, “ Mick Jagger ”và“ Keith Richards ”.

sử dụng ngôn ngữ tự nhiên trong onpage SEO

Độ dài bài viết onpage SEO

Bạn cần đảm bảo tiêu chuẩn số lượng chữ của một bài viết:

  • Bài viết chuẩn SEO phải tối thiểu 1300 chữ với những trang SEO chính.

  • Ưu tiên tính tự nhiên và có thể chèn nhiều semantic keywords vào.

  • Với các trang danh mục, để tối ưu về UX/UI có thể dùng JavaScript (cũng nên viết 500 từ)

Độ dài của bài viết là một trong những cách nhanh và dễ nhất của Google để đánh giá sơ bộ xem bài viết của bạn có chuyên sâu & hướng tới người dùng hay không.

Một số liệu chứng minh cho thấy, 1890 chữ sẽ là con số tốt nhất cho độ dài một bài viết chuẩn SEO.

Tại sao lại là 1890 chữ?

Jonah Berger chứng minh rằng, những bài viết trên 2000 chữ có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất. Bởi vì có nội dung chuyên sâu hơn, nên thời gian người dùng dành ra để ở lại web và đọc bài viết cũng sẽ lâu hơn.

Tất nhiên không thể nói là một bài viết 400 chữ không có khả năng lên top cao hơn bài 1890 chữ. Mà bài viết hơn 1890 chữ sẽ có lợi thế hơn một chút so với những bài viết ngắn.

Độ dài nội dung bài viết

Sử dụng “ Bold” in đậm cho từ khóa

  • Các từ khóa SEO chính phải được in đậm trong bài viết.

  • Mật độ từ khóa chính 1-3%, phân bố đều ở mở bài, H1, H2, thân bài và kết bài. Ngoài ra, dàn trải từ khóa phụ/từ liên quan/từ đồng nghĩa xuyên suốt để tăng độ liên quan giữa các ý, tạo thành chủ thể thống nhất cho bài viết.

Hãy nhớ rằng dù làm bất kỳ thủ thuật nào trong quy trình seo web cũng cần ưu tiên sự tự nhiên, đừng gượng ép mà nhồi nhét toàn bộ từ khóa vào bài viết. Cách SEO web tốt nhất chính là luôn luôn nghĩ tới người dùng.

Tối ưu hình ảnh

Không chỉ tối ưu keyword và nội dung của bài viết mà bạn cần phải chú ý tới việc tối ưu hình ảnh đăng tải trên website của mình hiệu quả bằng cách: 

  1. Đặt tên cho các hình ảnh phải không dấu và có dấu – giữa các từ.

  2. Tối ưu SEO tags cho các hình ảnh.

  3. Các phần meta trong hình phải được điền đầy đủ bao gồm (title, sub-title, author, meta description …) hoặc tối thiểu đặt tên hình ảnh trước khi upload.

Ngoài ra, bạn có thể tối ưu chuyên sâu hơn bằng việc áp dụng SEO hình ảnh lên top tìm kiếm.

Vì Googlebot không nhận biết được hình ảnh, chỉ có thể đọc được chữ cái hay kí tự mà thôi. Vì vậy, thêm text vào hình ảnh sẽ giúp Google nhận biết nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Lưu ý:

  • Sử dụng các thẻ alt text (chèn semantic keywords hoặc các keywords SEO). Các thẻ alt có nội dung mô tả đầy đủ sẽ giúp hình ảnh lên top Google Image.

  • Hình ảnh đầu tiên nên chứa từ khóa SEO chính xác nhưng cũng tránh chèn nhiều từ khóa trong hình.

Thêm các nút chia sẻ Mạng xã hội

Như bạn đã biết, google đã xem tín hiệu Chia sẻ mạng xã hội (Social Share) là một tín hiệu rất tốt trong việc đánh giá một bài viết có chất lượng hay không.

Một nghiên cứu của Cognitive SEO vào năm 2016 cho thấy hiện tại việc chia sẻ trên G+ ảnh hưởng tới thứ hạng mạnh nhất trong các mạng xã hội, tiếp đó là Facebook

Hãy tin rằng: SEO + Social Media = một sự kết hợp hoàn hảo.

Bật mí 1 chút:

Content chất lượng sẽ là cách bạn gây ấn tượng mạnh mẽ đến khách hàng. Và còn khiến họ tin chắc rằng: Họ muốn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn!

Và đây chính là một trong 4 giá trị cốt lõi của mô hình 4P trong Marketing.

3.3 Trải nghiệm người dùng

Tốc độ tải trang

Bạn có thể sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights cung cấp bởi Google. Và làm theo những đề xuất để cải thiện tốc độ tải trang của website như:

  • Sử dụng phần mềm nén file như Gzip để giảm kích thước các file CSS, HTML, JavaScript có dung lượng > 150 byte.

  • Đối với file hình ảnh, nên sử dụng phần mềm Photoshop chuyên dụng để không làm vỡ hình và ảnh hưởng chất lượng.

  • Tối ưu code (bỏ khoảng cách, dấu phẩy, ký tự thừa, code thừa) để giảm thiểu CSS, JavaScript, HTML và tăng tốc độ tải trang lên.

  • Hạn chế redirect vì mỗi lần trang redirect, người dùng phải chờ một khoảng thời gian phản hồi.
    Thử tưởng tượng nếu bạn redirect 3 lần từ A → B → C thì mỗi lần redirect như vậy trang sẽ tải chậm hơn. Thay vì vậy, hãy redirect thẳng từ A → C để rút ngắn thời gian người dùng chờ nhé!

Tối ưu hình ảnh bằng cách giảm thiểu dung lượng hình, sử dụng đúng định dạng (ví dụ graphic dưới 16 màu nên dùng PNG trong khi hình ảnh thường là JPEG).

Responsive thân thiện mọi thiết bị


Khi xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày càng gia tăng, Google bắt đầu ưu tiên trải nghiệm người dùng trên điện thoại. Và việc thiết kế phiên bản website thân thiện với thiết bị di động đã trở thành một yếu tố xếp hạng.

Nếu bạn có xây dựng trang web ở phiên bản di động hoặc sử dụng responsive theme, thì xin chúc mừng. Bạn đã đi đúng hướng rồi đấy!

Nhất là nếu bạn đang thực hiện các phương pháp Onpage SEO chúng tôi đề cập ở trên, bạn sẽ dần dần tối ưu hóa website của bạn trên thiết bị di động. Đặc biệt là tốc độ tải trang.

Mục lục -ToC ( Top of Content)

Thiết kế ToC thật sự tạo nên sự khác biệt, giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất.

top of content

Ví dụ: Khi mua một quyển sách về, đôi khi bạn không đọc hết quyển sách mà xem mục lục, tiêu đề đầu tiên để có thể tìm nhanh thông tin mình mong muốn. TOC đóng vai trò điều hướng, giúp người đọc đi đến phần mình đang tìm kiếm.

Nhắc nhở: Nên thêm ToC vào mỗi bài viết nhé!!

Tối ưu SEO onpage - tối ưu Readability

Vậy Readability SEO onpage là gì?

khả năng đọc hiểu

Readability là khả năng đọc thông tin trên bài viết của bạn.

Điều này vô cùng quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng tới 4 yếu tố:

  1. Bounce Rate (tỉ lệ thoát)

  2. Dwell on time (thời gian đọc bài viết)

  3. Conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi)

  4. Feature Snippets. Vâng! Một trong những yếu tố quan trọng nhất và ít người biết đó là khi bạn tối ưu Readability đúng cách, bạn đã tăng cơ hội của mình lên vị trí top 0 (đoạn trích nổi bật) hơn rất rất rất nhiều.

Tại sao nó lại ảnh hưởng đến 4 yếu tố trên?

Đơn giản, khi tối ưu Readability, bạn sẽ giúp người dùng dễ dàng thu thập thông tin hơn. Điều đó dẫn đến việc họ sẽ ở lại đọc bài viết lâu hơn.

Kết hợp với liên kết nội bộ, Readability sẽ giúp giảm tỉ lệ thoát và tăng tỉ lệ chuyển đổi lên rất nhiều.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ 18 yếu tố cơ bản, chúng tôi mong bạn biết được để tối ưu SEO onpage website của bạn được tốt nhất!!

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm luôn là một yếu tố cần thiết cho chiến lược Marketing của bạn. Khi tạo trang đích mới hoặc tìm cách cải thiện những trang hiện có, hãy chú ý đến 18 check list giúp bạn kiểm tra SEO onpage check chúng tôi đã chỉ ra ở trên. Có thể sẽ giúp bạn tăng hiệu quả SEO của trang web mà không ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi trang của bạn. Tóm lại, nếu muốn làm SEO cho trang của bạn hoàn hảo đó là một chiến thắng - và nó rất xứng đáng với thời gian, công sức của bạn bỏ ra.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SEO Onpage là gì? Cũng như giúp bạn tối ưu hóa tất cả nội dung đăng trên trang web dễ dàng hơn. Và đạt được vị trí tốt nhất trên kết quả tìm kiếm.

Chúc bạn áp dụng nó thành công!!

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kiến thức SEO
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Thông tin Thương hiệu
Tại Hà Nội

69 B1, Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 08.3456.8179 
Email: contact@brandinfo.biz
Tại Hải Dương
121 Đặng Quốc Chinh - P. Lê Thanh Nghị - TP . Hải Dương.
Điện thoại 02203.862345 - Hotline : 09836.21121
Email: contact@brandinfo.biz