SaaS là gì

Ngày đăng: 05/12/2020
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ và Internet đã ăn sâu vào đời sống và thay đổi hoàn toàn hành vi của mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Điều này đã lý giải cho việc SaaS ngày càng có vị thế lớn trên thị trường, không chỉ thu hút những ông lớn trên thế giới như Google, Amazon, Microsoft… mà ngay cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam đang dần định hướng theo nền tảng này. Vậy SaaS là gì mà có thể tạo nên trào lưu giữa thị trường thế giới rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt? Hãy cùng Brandinfo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ và Internet đã ăn sâu vào đời sống và thay đổi hoàn toàn hành vi của mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Điều này đã lý giải cho việc SaaS ngày càng có vị thế lớn trên thị trường, không chỉ thu hút những ông lớn trên thế giới như Google, Amazon, Microsoft… mà ngay cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam đang dần định hướng theo nền tảng này. Vậy SaaS là gì mà có thể tạo nên trào lưu giữa thị trường thế giới rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt? Hãy cùng Brandinfo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. SaaS là gì?

SaaS là viết tắt của từ Software as a Service - là phần mềm dạng dịch vụ. SaaS là một giải pháp phần mềm dựa trên điện toán đám mây, trong đó các nhà cung cấp phần mềm sẽ lập trì và duy trì các ứng dụng qua Internet thay vì phải tải phần mềm xuống PC cục bộ của bạn. Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng bất kỳ tính năng gì, họ chỉ cần truy cập vào trang web và trả phí tùy theo gói dịch vụ mà họ cần.

Các công ty SaaS thường sẽ cung cấp quyền truy cập vào phần mềm của họ trực tiếp qua trang web hoặc ứng dụng. Các giải pháp điện toán đám mây được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm Nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service) và Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service).

Các sản phẩm của SaaS được chuyên biệt hóa và sử dụng trong hầu hết các bộ phận trong doanh nghiệp từ nhân sự, tài chính - kế toán, hành chính, kế hoạch kinh doanh… Thậm chí những dịch vụ chuyên sâu đòi hỏi tính kỹ thuật cao như phân tích hay phần mềm quản lý các bài đăng trên các trang mạng xã hội.

2. Sự khác biệt giữa SaaS và phần mềm truyền thống

Thay vì phải nâng cấp các giải pháp tốn kém và kéo dài, các nhà cung cấp giải pháp phần mềm có thể nâng cấp dựa trên điện toán đám mây. Bên cạnh đó, với sự can thiệp của công nghệ, SaaS tạo sự khác biệt hóa so với phần mềm truyền thống

Phần mềm truyền thống 

SAAS

Định giá

Khách hàng sẽ chỉ cần mua một lần 

Tùy theo nhu cầu dịch vụ để mua gói dịch vụ phù hợp

Cập nhật

Bỏ thêm chi phí để bổ sung

Đã bao gồm một phần trong gói dịch vụ đã đăng ký

Bảo mật

Nhà quản trị phần mềm tự sử dụng các biện pháp bảo mật

Người dùng chỉ cần bảo vệ thông tin đăng nhập, nhà cung cấp thực hiện các biện pháp bảo mật nâng cao

Dữ liệu dự phòng

Người dùng cần tự sao lưu dữ liệu để tránh trường hợp phần mềm gặp vấn đề

Nhà cung cấp đảm bảo việc lưu trữ và sao lưu cơ sở dữ liệu cho khách hàng

Nhân viên

Quản lý hoặc bộ phận CNTT

Cả trang web hay ứng dụng đều không yêu cầu nhân lực

Yêu cầu về cơ sở hạ tầng và lưu trữ

Chương trình và tệp liên quan đều lưu trên máy chủ của người dùng

Sử dụng chương trình lưu trữ trên ứng dụng

Vị trí tập tin

Lưu trên máy chủ người dùng

Lưu trên điện toán đám mây

Khả năng tiếp cận

Khả dụng trên máy tính đã cài đặt phần mềm

Khả dụng trên mọi thiết bị có kết nối Internet.

 

3. Xu hướng toàn cầu hóa của mô hình SaaS

SaaS đã hoàn toàn không còn trở nên xa lạ khi bạn nghe đến những phần mềm như Google, Amazon Web Services , Dropbox, IBM… Điều này đã minh chứng cho thế độc quyền chiếm lĩnh thị trường công nghệ của SaaS.

Ông Phạm Kim Hùng - nhà sáng lập kiêm CEO startup Base.vn đã chia sẻ tại sự kiện SaaS Day 2018 rằng “Hiện tại chỉ 5-7% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng SaaS trong khi tại thế giới 70% doanh nghiệp đã sử dụng. Trung bình các doanh nghiệp trên thế giới dùng 200.000 USD cho dịch vụ SaaS.” SaaS như một bước đột phá lớn khi tốc độ tăng trưởng trong vài năm trở lại đây rơi vào khoảng 16,4% mỗi năm - một con số ấn tượng và tiềm năng trong thị trường phần mềm dịch vụ.

Sự dẫn đầu lĩnh vực B2B Tech (công nghệ dành cho doanh nghiệp) trên thế giới cùng với làn sóng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, SaaS chắc chắn trở thành xu thế và cũng là lựa chọn chung của các doanh nghiệp trong tương lai.

4. Lợi thế của SaaS

4.1. Khả năng truy cập

Một trong những ưu điểm nổi bật của bất kỳ ứng dụng SaaS là khả năng chạy thông qua trình duyệt Internet mà không cần quan tâm về hệ điều hành sử dụng nó để truy cập là gì. Vậy nên dù bạn đang ứng dụng trên máy Windows, Mac, Linux... thậm chí trên Smartphone hệ điều hành Android hay IOS, ứng dụng hoặc trang web đều có thể truy cập được. Điều này đã giúp cho SaaS trở nên linh hoạt theo nhiều cách khác nhau.

SaaS được thiết kế linh hoạt đem lại sự tối ưu tiện dụng cho người sử dụng. Các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm chỉ cần tạo thêm tài khoản cho nhân viên giúp họ có thể truy cập và tìm kiếm dữ liệu trong bất cứ trường hợp nào và thực hiện nhiệm vụ được giao.

4.2. Khả năng update và sửa lỗi

Thêm một lợi thế từ SaaS chính là do chúng được chạy trên điện toán đám mây, Vì thế bất cứ khi nào nhà cung ứng dịch vụ muốn cập nhật ứng dụng cũng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người dùng. Điều này hoàn toàn trái ngược với những phần mềm truyền thông được cài đặt tại chỗ khi phải yêu cầu về mức độ tương thích và kiểm tra bảo mật điểm cuối trước khi áp dụng các bản cập nhật hay bản vá định kỳ.

Mô hình SaaS tránh việc làm chậm chu kỳ phát triển và quyền truy cập các tính năng mới cho người dùng tránh trường hợp phần mềm bị tấn công trong quá trình bộ phận công nghệ thông tin chạy bản thử nghiệm.

4.3. Phần cứng

Thay vì đòi hỏi PC máy chủ và các máy tính khác cần có phần cứng và phần mềm tương thích, với SaaS ngay cả những doanh nghiệp nhỏ nhất cũng đều có thể truy cập vào các công cụ phần mềm thông qua ứng dụng điện toán đám mây.

Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với số lượng người truy cập vào phần mềm.

4.4. Tiếp cận thị trường

Đối với các nhà cung cấp, điều này có nghĩa là có thể cung cấp dịch vụ phần mềm cho hầu hết thị trường, thay vì chỉ một phân khúc thị trường được nhắm mục tiêu và hạn chế. Với mức chi phí hợp lý có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Đối với người dùng, điều này có nghĩa là có thể truy cập các dịch vụ không có sẵn thông thường, do đó vừa mở rộng và cải thiện các dịch vụ kinh doanh, năng suất và các cơ hội chung.

4.5. Khả năng lưu trữ

Lưu trữ là yếu tố mà các nhà quản trị khi lựa chọn đầu tư vào các bản sao lưu để đảm bảo giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra với phần mềm gây ra mất dữ liệu nghiêm trọng. Với SaaS, mọi dữ liệu đều được lưu trữ trên điện toán đám mây. Vậy nên không chỉ về khía cạnh dự phòng, SaaS có thể hỗ trợ nhân viên chuyển đổi giữa các thiết bị mà không bị ảnh hưởng tới công việc cũng như dữ liệu. Chỉ cần đăng nhập vào một tài khoản duy nhất dù trên bất cứ thiết bị nào đều có khả năng sử dụng được.

4.6. Dữ liệu và phân tích

Mọi thứ trên SaaS đều chạy trên một nền tảng tập trung, dữ liệu sẽ được sắp xếp và cung cấp một cách hợp lý cho việc phân tích. SaaS cho phép doanh nghiệp truy cập vào các công cụ báo cáo hay cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh đem đến giá trị cho hoạt động kinh doanh, sắp xếp công việc hiệu quả, tiết kiệm. 

5. Thách thức từ SaaS

5.1. Tính bảo mật hệ thống

Mô hình SaaS hướng đến tính linh hoạt, gọn nhẹ và dễ triển khai, vậy nên chưa thực sự tập trung đến tính bảo mật. Server sẽ được đặt tại nhà cung cấp thay vì máy chủ của người dùng như khi sử dụng phần mềm truyền thống. Việc lưu dữ liệu trên điện toán đám mây sẽ đem lại cảm giác không an toàn, lo bị rò rỉ thông tin của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để nhận được niềm tin và uy tín của người dùng, các nhà cung cấp giải pháp đã chú trọng hơn đến việc mã hóa dữ liệu với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ để đem đến những biện pháp bảo mật cao hơn.

5.2. Chỉ sử dụng khi có Internet

SaaS phụ thuộc hoàn toàn vào Internet. Vậy nên khi hệ thống mất kết nối mạng, việc sử dụng của người dùng sẽ bị gián đoạn. Người dùng sẽ hoàn toàn bị động khi tới những vùng không thể dùng mạng Internet. Hoặc ngay cả khi có mạng với tốc độ đường truyền kém cũng gây nên những ảnh hưởng cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp phần mềm cũng đang nỗ lực cài thêm tính năng hỗ trợ sử dụng khi ngoại tuyến.

5.3. Nhiều bất cập khi cập nhật phiên bản mới

Dù khi cập nhật phiên bản mới, nhà cung cấp không gây gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng sự bất tiện lại đến từ việc nhân viên sẽ cảm thấy bỡ ngỡ trước những tính năng và giao diện mới, cần một thời gian để quen với nó.

6. Cách vận dụng SaaS tạo nên sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp

    ● Marketing

Các chiến lược Marketing tốt không chỉ đem lại khách hàng tiềm năng mà cong có thể tiếp cận với những đối tượng khách hàng phù hợp và thu thập được thông tin phục vụ quá trình thúc đẩy hành vi mua của họ. Với SaaS, mọi nhân viên trong bộ phận Marketing và bán hàng sẽ có quyền truy cập để tìm kiếm những thông tin được cập nhật nhanh nhất. 

      + Tạo vào quản lý khách hàng tiềm năng thông minh hơn: Thu hút khách hàng tiềm năng và quản lý sự tương tác xảy ra vào thời điểm quan trọng trong chiến lược bán hàng để nắm bắt và đem đến giá trị mà khách hàng mong muốn.

      + Xây dựng kênh mang tính cá nhân hóa: Mọi nhân viên đều có quyền cập nhật thông tin để mọi người có cái nhiều tổng quan về khách hàng cũng chiến lược bán hàng.

    ● Dịch vụ

Nhu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao. Họ luôn mong muốn được phản hồi nhanh chóng và tìm được chính xác câu trả lời trong một lần tương tác với khách hàng. SaaS hỗ trợ các doanh nghiệp luôn có đầy đủ dữ liệu khách hàng.

      + Hỗ trợ đa kênh: Kết nối và theo dõi các câu hỏi từ tất cả kênh hỗ trợ vào một nơi giúp việc giải đáp nhanh chóng, dễ dàng hơn.

      + Truy cập di động: Việc truy cập trên nhiều thiết bị sẽ giúp nhân viên hỗ trợ khách hàng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào.

      + Quản lý hồ sơ: Lọc và phân loại các trường hợp để dễ dàng tổ chức và theo dõi hoặc tạo các quy tắc kinh doanh để tự động chỉ định, báo cáo và ưu tiên các trường hợp.

     ● CRM

      + Quản lý mối quan hệ: Theo dõi thông tin và hoạt động tương tác với khách hàng

      + Hình dung và hành động: Sử dụng trang tổng quan trực quan, thời gian thực để xem toàn cảnh.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin ở trên, Brandinfo đem đến cho bạn kiến thức tổng quan về SaaS? Xu hướng và lợi thế mà SaaS đem lại. Mong rằng bạn có thể ứng dụng nó cho việc phát triển doanh nghiệp mình.

Tìm hiểu thêm các bài viết về kiến thức kinh doanh tại blog Brandinfo nhé!

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kiến thức kinh doanh
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Thông tin Thương hiệu
Tại Hà Nội

69 B1, Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 08.3456.8179 
Email: contact@brandinfo.biz
Tại Hải Dương
121 Đặng Quốc Chinh - P. Lê Thanh Nghị - TP . Hải Dương.
Điện thoại 02203.862345 - Hotline : 09836.21121
Email: contact@brandinfo.biz